SMIC mua được 1,2 tỉ USD các công cụ từ ​​ASML Holding NV, nhà cung cấp thiết bị in thạch bản lớn nhất thế giới để sản xuất chip có trụ sở ở Hà Lan.

Hãng chip lớn nhất Trung Quốc mua được 1,2 tỉ USD các công cụ sản xuất từ ASML: 'Cái tát vào mặt Mỹ'

Nhân Hoàng | 03/03/2021, 21:44

SMIC mua được 1,2 tỉ USD các công cụ từ ​​ASML Holding NV, nhà cung cấp thiết bị in thạch bản lớn nhất thế giới để sản xuất chip có trụ sở ở Hà Lan.

Là hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhưng đứng sau TSMC (Đài Loan), Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đã mua được 1,2 tỉ USD các công cụ từ ​​ASML, theo một hồ sơ hôm 3.3.

Hôm 4.12.2020, chính quyền Trump đưa SMIC vào danh sách đen quốc phòng với cáo buộc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của công ty này bắt đầu từ cuối năm sau. SMIC đã nhiều lần nói rằng không có mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc.

Việc bị đưa vào danh sách thực thể sẽ buộc SMIC phải xin giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại Mỹ trước khi một nhà cung cấp nước này có thể giao cho họ hàng hóa quan trọng. Đó một phần trong biện pháp của chính quyền Trump nhằm hạn chế quyền truy cập vào công nghệ sản xuất chip tinh vi của Mỹ.

Theo đó, chính quyền Trump buộc các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ như Applied Materials Inc và Lam Research Corp phải có giấy phép trước khi xuất khẩu sản phẩm cho SMIC.

Hôm 18.12.2020, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã bổ sung tổng cộng 77 công ty và chi nhánh vào danh sách đen, trong đó có SMIC và 59 công ty Trung Quốc khác.

Bộ trưởng Thương mại khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ ngăn cản SMIC tiếp cận loại công nghệ dùng để sản xuất chất bán dẫn ở mức độ tiên tiến, tức từ 10 nanomét trở xuống, không để công nghệ hiện đại của Mỹ tiếp tay xây dựng quân đội đối thủ.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hành động chống lại SMIC xuất phát từ nỗ lực của Trung Quốc trong việc khai thác các công nghệ dân sự cho mục đích quân sự. Dù vậy, các quy tắc sẽ vẫn cho phép bán cho SMIC các công cụ để sản xuất chip kém tiên tiến hơn.

ASML là nhà cung cấp thiết bị in thạch bản lớn nhất thế giới để sản xuất chip. ASML cung cấp một công cụ quan trọng cần thiết để sản xuất chip tiên tiến là máy in thạch bản cực tím (EUV).

Bên cạnh đó, ASML cũng tạo ra các công cụ cho các chip kém tiên tiến hơn.

hang-san-xuat-chip-lon-nhat-trung-quoc-mua-duoc-1-2-ti-usd-cong-cu-tu-asml.jpg
SMIC có khả năng đã mua được 1,2 tỉ USD các công cụ sản xuất chip thế hệ cũ từ ASML

Năm 2019, chính quyền Trump đã buộc các quan chức Hà Lan hủy hợp đồng bán máy in thạch bản cực tím cho SMIC. Thời điểm đó, các quan chức Hà Lan đã từ chối gia hạn giấy phép cần thiết để bán công cụ này cho SMIC. Theo hồ sơ của Chính phủ Hà Lan, các quan chức đã không phê duyệt giấy phép vận chuyển một máy in thạch bản cực tím cho Trung Quốc vào cuối tháng 2.2021.

ASML chưa trả lời bình luận về những công cụ nào được đưa vào đợt bán hàng gần đây nhất cho SMIC.

Vào tháng 1.2021, Giám đốc điều hành ASML - Peter Wennik cho biết công ty này có thể thấy "lợi nhuận đáng kể" khi bán công nghệ sản xuất chip cũ hơn cho Trung Quốc nếu được các quan chức chính phủ cho phép làm như vậy. Trung Quốc chiếm 17% trong doanh số 14 tỉ euro của ASML vào năm 2020.

Hôm 1.3, Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ Nhân tạo (NSCAI) đã khuyến nghị Mỹ phối hợp với Hà Lan và Nhật Bản để từ chối cấp phép xuất khẩu cho Trung Quốc với các thiết bị sản xuất chip quan trọng.

Việc mua bán này là cú tát vào mặt các khuyến nghị của NSCAI và cho thấy khoảng cách với các đồng minh về vấn đề này lớn như thế nào”, một giám đốc điều hành công ty bán dẫn của Mỹ nói và đề nghị giấu tên.

Sau thông tin nêu trên, ASML cho biết thỏa thuận với SMIC bắt đầu vào 2018 và dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối năm 2020, nhưng hai công ty đã đồng ý vào tháng 2.2021 để gia hạn thỏa thuận đến cuối năm nay.

ASML cho biết thỏa thuận bán số lượng lớn cho SMIC liên quan đến một công nghệ cũ hơn được gọi là in thạch bản cực tím sâu (DUV).

Một nguồn tin thân cận với chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ tập trung hơn vào làn sóng cạnh tranh công nghệ tiếp theo với Trung Quốc.

Điều này giống như cố gắng ngăn họ nhận được một chiếc điện thoại nắp gập. Chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ của ngày mai", người này nói.

Gần đây, các công ty bán dẫn Trung Quốc đang săn đón các máy sản xuất chip đã qua sử dụng. Việc họ gấp rút sản xuất các sản phẩm cây nhà lá vườn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung giúp giá thiết bị trên thị trường thứ cấp ở Nhật Bản tăng cao.

Máy móc sản xuất chip 'vô giá trị vài năm trước' nay được bán với giá gần 1 triệu USD cho công ty Trung Quốc. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Mỹ, Đài Loan, Nhật, Hàn, Úc xây dựng chuỗi cung ứng chip, đất hiếm, pin xe điện không có Trung Quốc
Tổng thống Joe Biden để ký lệnh hành pháp để thúc đẩy các ngành công nghiệp chip, pin ô tô điện và đất hiếm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng chip lớn nhất Trung Quốc mua được 1,2 tỉ USD các công cụ sản xuất từ ASML: 'Cái tát vào mặt Mỹ'