27 nghị sĩ Cộng hòa mới đây đã yêu cầu Tổng thống Donald Trump chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra gian lận bầu cử.

Hàng loạt nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi điều tra gian lận bầu cử Mỹ

Hoàng Vũ | 10/12/2020, 12:34

27 nghị sĩ Cộng hòa mới đây đã yêu cầu Tổng thống Donald Trump chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra gian lận bầu cử.

Hạ nghị sĩ Lance Gooden hôm 9.12 dẫn đầu một nhóm nghị sĩ Cộng hòa gửi thư cho Tổng thống Donald Trump, nhấn mạnh rằng người Mỹ xứng đáng có một biện pháp giải quyết triệt để về những vấn đề "không chắc chắn" xung quanh cuộc bầu cử năm nay.

26 nghị sĩ Cộng hòa sau đó tham gia ký tên vào lá thư của nhà lập pháp tại Hạ viện, cho rằng những câu hỏi hợp pháp về sự gian lận của cuộc bầu cử vẫn chưa được giải đáp.

Ông Gooden ban đầu gửi thư riêng cho Tổng thống Trump hôm 3.12, ngay sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr khẳng định chưa phát hiện ra bất kỳ bằng chứng gian lận bầu cử.

gooden_dsc_5683_2-1280x855.jpg
Hạ nghị sĩ Lance Gooden - Ảnh: The Texan

 "Việc Bộ Tư pháp không có hành động cùng với những bình luận công khai của Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho thấy họ không sẵn sàng mở cuộc điều tra về những cáo buộc gian lận bầu cử mà chiến dịch của Tổng thống Trump và các quan chức khác đã nêu ra", nhóm nghị sĩ Cộng hòa viết trong thư.

Các nhà lập pháp Cộng hòa còn kêu gọi bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để thành lập nhóm điều tra viên có trách nhiệm đi tìm sự thật và mang lại "sự chắc chắn mà nước Mỹ cần".

Trước đó, các lãnh đạo chủ chốt của đảng Cộng hòa tại quốc hội Mỹ cũng đã bác nghị quyết do phe Dân chủ đề xuất, công nhận ông Joe Biden là Tổng thống đắc cử.

Phe Cộng hòa tại quốc hội Mỹ cho tới thời điểm hiện tại vẫn liên tiếp từ chối thừa nhận rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ là Biden. Đảng Cộng hòa thậm chí không cho phép Ủy ban Liên hiệp Quốc hội Mỹ về Lễ nhậm chức (JCCIC) công bố rằng Tổng thống đắc cử Biden, Phó tổng thống đắc cử Harris sẽ nhậm chức vào ngày 20.1. 

Trong khi đó, đội ngũ chiến dịch của ông Trump hiện đang tập trung theo đuổi các nỗ lực pháp lý nhằm loại bỏ kết quả bầu cử có lợi cho Biden ở các bang chiến trường gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

Mới đây nhất, Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đã đề nghị Tòa án Tối cao liên bang Mỹ đảo ngược kết quả bầu cử ở 4 bang kể trên và nhận được sự ủng hộ từ 17 bang khác trong nỗ lực giúp ông Trump lật tình thế trong cuộc bầu cử.

5fd0cc7fcee0cf00114fa56d-9204-1607563628.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 8.12 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9.12 đã đệ trình một đơn đề nghị lên Tòa án tối cao để tham gia vào vụ kiện của Texas, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Luật sư John Eastman đã đại diện Tổng thống Trump đệ đơn đề nghị này lên Tòa án Tối cao.

"Vấn đề hiến pháp không phải chỉ là liệu cử tri có gian lận hay không mà còn là liệu giới chức bang có vi phạm luật với việc nới lỏng các quy định để gian lận xảy ra mà khó bị phát hiện", luật sư Eastman viết trong đơn đề nghị,

Trước đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố đội ngũ của ông sẽ can thiệp vào vụ kiện của Texas. "Chúng tôi sẽ can thiệp vào vụ kiện của Texas và nhiều bang khác nữa. Đây là một sự kiện lớn. Đất nước chúng ta cần một chiến thắng", Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm 9.12.

Bài liên quan
Lý do ông Trump muốn khôi phục vai trò dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân
Tổng thống Donald Trump hôm 23.5 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới nhằm thúc đẩy nhanh việc phát triển và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ, trong đó bao gồm cả các thiết kế lò phản ứng nhỏ chưa từng được thử nghiệm trước đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Công nghệ là cánh cửa mở ra một tương lai tươi sáng hơn
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng “tri thức là chìa khóa, công nghệ là cánh cửa để mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho các quốc gia”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi điều tra gian lận bầu cử Mỹ