Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán về hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất tái định cư giai đoạn 2016 - 2020 của TP.HCM.

Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại TP.HCM đang dư thừa, xuống cấp

Trí Lâm | 09/03/2018, 14:47

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán về hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất tái định cư giai đoạn 2016 - 2020 của TP.HCM.

Dư thừa hàng nghìn căn hộ

Kiểm toán Nhà nước dẫn báo cáo từ Sở Xây dựng TP.HCM cho biếtlũy kế từ năm 2004-2016, thành phố đã đầu tư xây dựng, hoàn thành, mua lại tổng cộng 36.566 căn hộ và nền đất để phục vụ cho công tác tái định cư. Trong đó, giai đoạn 2004-2010 là 21.810 căn hộ và nền đất; giai đoạn 2011-2016 là 14.565 căn hộ và nền đất.

Theo đó, đối với chương trình 30.000 căn hộ, các sở - ngành, quận huyện chưa có kế hoạch cụ thể hóa chủ trương đầu tư xây dựng của thành phố. Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng căn hộ chủ yếu do các quận huyện lập và trình thành phố khi có phát sinh. Từ khi triển khai đến nay, thành phố cũng chưa sơ kết đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình mà chủ yếu đánh giá khi có yêu cầu.

Việc xác định nhu cầu quỹ nhà, đất tái định cư cho dự án còn hạn chế, bất cập dẫn đến việc đầu tư xây dựng và mua quỹ nhà, đất tái định cư những năm qua cao hơn so với thực tế bố trí và tồn đọng quỹ nhà tương đối nhiều. Ví dụ như tại dự án tái định cư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm với 12.500 căn hộ không sát với nhu cầu.

Hiện nay, thành phố đã xin ý kiến xử lý 3.790 căn hộ hoàn thành nhưng không còn nhu cầu sử dụng từ phục vụ tái định cư sang nhà ở thương mại và đã được Chính phủ chấp thuận.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, hầu hết các quận huyện đều dự báo số lượng nhà, đất cần bố trí tái định cư cho các dự án cần giải phóng mặt bằng theo số hộ bị ảnh hưởng toàn bộ (giải tỏa trắng) mà chưa trên cơ sở hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được tái định cư, cũng như trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tái định cư thực tế qua các năm của các dự án khác.

Điều này dẫn đến việc xác định nhu cầu quỹ nhà, đất tái định cư luôn cao hơn so với thực tế thực hiện. Đó là chưa kể trong quá trình thực hiện, các quận huyện còn liên tục điều chỉnh nhu cầu thực tế của các dự án.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, tổng số quỹ nhà, đất đã hoàn thành phục vụ cho công tác tái định cưtính đến 31.3.2017 là 39.991 căn - nền (25.506 căn nhà và 14.485 nền đất). Các quận huyện đã bố trí tái định cư được 26.625 căn - nền; chưa bố trí được 14.366 căn - nền. Như vậy số lượng quỹ nhà, đất còn tồn đọng tương đương 56,06% số lượng đã bố trí tái định cư từ năm 2004 đến nay.

Điều đáng chú ý là mặc dù quỹ nhà, đất để bố trí tái định cư là khá cao, đủ khả năng bố trí tái định cư nhưng tại một số quận - huyện vẫn còn thiếu cục bộ gây khó khăn khi bố trí tái định cư.

Căn hộ xuống cấp, lãng phí ngân sách

Theo Kiểm toán Nhà nước, một số dự án đầu tư xây dựng, mua căn hộ hoàn chỉnh có thời gian đầu tư xây dựng kéo dài, việc bố trí tái định cư chậm (thậm chí một số dự án không bố trí được), chi phí vận hành cao, hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.

Ví dụ tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), dự án đã chậm tiến độ, làm tăng phát sinh tối thiểu 519 tỉđồng, bằng 195,7% tổng mức đầu tư ban đầu. Tính đến 28.11.2017 (tức hơn 7 năm sau khi hoàn thành)dự án mới chỉ bố trí được 479/1.939 căn hộ, đạt tỷ lệ 24,7%; hoặc 3 dự án xây dựng chung cư thuộc Khu tái định cư 38,4 ha (P.Bình Khánh). Tính đến thời điểm kiểm toán mới chỉ có 1.080 căn được bàn giao…

Nguyên nhân bố trí tái định cư không đạt là do xây dựng quá nhiều căn hộ, người dân không chấp nhận phương án chính quyền đưa ra (vì quá xa, hạ tầng kết nối chưa hoàn chỉnh, khó kiếm việc làm, khiếu kiện kéo dài…); căn hộ xuống cấp… khiến dân tốn tiền sửa chữa, các hạng mục siêu thị, bệnh viện, trường học đã hoàn thành không hoạt động được, gây lãng phí ngân sách.

Theo đó, TP.HCMđang chủ trương cho bán đấu giá 1.000 căn hộ. Số căn còn lại sẽ dùng dự phòng cho trường hợp thiên tai!

Đối với hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà đất phục vụ tái định cư tại 10 quận, huyện và của Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Kiểm toán Nhà nước chỉ ratại 3 dự án xây dựng chung cư Khu dân cư tái định cư 38,4 ha (P.Bình Khánh), công tác quản lý, điều hành chưa phát hiện hết các sai sót về khối lượng, đơn giá trong hồ sơ thanh, quyết toán của 3 dự án.

Qua kiểm tra việc mua các căn hộ thuộc dự án chung cư An Sương, P.Trung Mỹ Tây, quận 12 và dự án chung cư Khang Gia, P.14, Q.Gò Vấp cho thấyviệc nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng thẩm định giá không đảm bảo quy định.

Một số dự án tiến độ bàn giao căn hộ còn chậm so với hợp đồng đã ký kết nhưng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng không thực hiện phạt chậm tiến độ theo điều khoản của hợp đồng, nhưchung cư Khang Gia bàn giao chậm 11 tháng; chung cư An Sương bàn giao chậm 5,5 tháng; một số dự án chưa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không đúng điều khoản hợp đồng…

Một số dựán đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư hoặc có quỹ nhà, đất dùng để tái định cư từ hoán đổi đất công đã lâu nhưng đến nay chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc xác đinh giá trị hoán đổi, như: khu tái định cư 6 ha Tân Kiên (Bình Chánh), triển khai từ 2006 chưa được quyết toán; việc hoán đổi quỹ đất đối với Khu dân cư Phong Phú 04 do Công ty cổ phần Đầu tư Bình Chánh làm chủ đầu tư chưa được Sở Tài nguyên Môi trường xác định tỷ lệ hoán đổi…

Theo Kiểm toán Nhà nước, công tác quản lý quỹ nhà, đất tái định cư còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều căn hộ chung cư xuống cấp nghiêm trọng như nền sụt lún, các thiết bị gỗ mối mọt, trang bị sắt bị gỉ sét, trần nhà thấm dột, sơn bị bong tróc… Trong khi đó, TP.HCM vẫn chưa có các cơ chế, chính sách hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, vận hành quỹ nhà đất phục vụ tái định cư.

Về giá bán, giá bố trị tái định cư, tại hầu hết các quận huyện, việc thực hiện nộp tiền mua nhà đất tái định cư của các hộ dân chưa tuân thủ quy định của thành phố nhưng các quận huyện lại chưa quyết liệt, làm chậm nộp ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, còn nhiều đơn vị quản lý thu tiền bán nhà đất tái định cư không hạch toán theo dõi các khoản nợ phải thu tiền bán nền đất tái định cư vào hệ thống kế toán mà chỉ hạch toán đối với số tiền thực thu, trong khi việc bán nền đất đã phát sinh kéo dài nhiều năm trước. Điều này khiến báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ các khoản công nợ phải thu theo quy định…

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại TP.HCM đang dư thừa, xuống cấp