Do không được tầm soát từ khi mới sinh nên nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh mà gia đình không biết, đưa trẻ đến can thiệp quá muộn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, nhiều trường hợp phải chấp nhận bị câm, điếc suốt đời chỉ vì can thiệp quá trễ.

Hàng nghìn trẻ bị câm, điếc suốt đời vì không được tầm soát sớm

Hồ Quang | 31/05/2017, 14:32

Do không được tầm soát từ khi mới sinh nên nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh mà gia đình không biết, đưa trẻ đến can thiệp quá muộn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, nhiều trường hợp phải chấp nhận bị câm, điếc suốt đời chỉ vì can thiệp quá trễ.

Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ trẻ bị điếc bẩm sinh chiếm khoảng 3/1.000. Như vậy cứ 1.000 trẻ sinh ra có khoảng 3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Đây là một tỷ lệ khá lớn, nhưng hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa thực hiện tầm soát một cách đồng bộ đối với trẻ sơ sinh.

Phần lớn, các bệnh viện ở Việt Nam chỉ tầm soát điếc bẩm sinh những trường hợp trẻ sinh ra gặp những bất thường về sức khỏe, phải nằm điều trị ở các khoa, phòng chăm sóc đặc biệt. Như vậyđã bỏ sótmột lượng lớn trẻ bị điếc bẩm sinh mà không phát hiện.

Phân tích của các chuyên gia y tế cho thấy trẻ càng lớn việc can thiệp càng trở nên khó khăn, bởi trong não có một vùng thần kinh điều khiển việc nghe – nói, nếu vùng đó không được kích thích trong 2-3 năm đầu đời sẽ bị thoái triển. Quá thời gian trên, dù có được kích thích âm thanh thì trẻ chỉ có thể nghe nhưng khả năng nói thì không phát triển.

Ngày 31.5 chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Tuấn Như - Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM) cho biết hiện mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 500 trẻ bị điếc bẩm sinh cần được can thiệp. Phương pháp để can thiệp trẻ bị điếc bẩm sinh hiệu quả nhất hiện nay là cấy ốc tai điện tử. Sau khi cấy ốc tai điện tử, các bé có thể nghe thấy ngay các âm thanh, và mất khoảng 6 tháng tập luyện, các bé mới quen dần và có thể nói.

“Trong vòng 3 ngày sau sinh có thể tầm soát để phát hiện bệnh, sau 6 tháng có thể can thiệp bằng cấy ốc tai điện tử”, bác sĩ Như nói.

Theo bác sĩ Như phương pháp này rất hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị điếc bẩm sinh dưới 5 tuổi, giúp trẻ nghe và phát triển ngôn ngữ bình thường. Tuy nhiên, đa số phụ huynh đưa trẻ đến khám, tầm soát khá muộn, nhiều trường hợp trẻ chuẩn bị vào lớp 1 gia đình mới đưa đến bệnh viện thăm khám.

"Chính vì trẻ không được tầm soát điếc bẩm sinh sớmnên khi phát hiện có dấu hiệu bị điếc đưa đến bệnh viện can thiệp thì đã quá muộn. Do đó sau 7 năm triển khai kỹ thuật cấy ốc tai điện tử chúng tôi chỉ mới thực hiện được 40 trường hợp; còn lại hàng nghìn trẻkhác phải chịu cảnh câm, điếc suốt đời”, bác sĩ Như cho biết.

Bác sĩ Như cho rằng độ tuổi có thể can thiệp bệnh điếc bẩm sinh ở trẻ hiệu quả nhất là từ 2 đến 5 tuổi. Nếu quá độ tuổi trên việc can thiệp sẽ không hiệu quả. Đối với những trường hợp trên 5 tuổi việc cấy ốc tai điện tử chỉ có thể cải thiện được khả năng nghe, không cải thiện được khả năng ngôn ngữ; còn những trẻ từ 7 tuổi trở lên mới can thiệp bằng kỹ thuật cấy ốc tai điện tử thì không có giá trị.

Bác sĩ Như cho hay tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, 100% trẻ sinh ra được tầm soát điếc và thực hiện cấy ốc tai điện tử ngay từ khi trẻ mới 8-12 tháng. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay mới chỉ quan tâm tầm soát ở nhóm trẻ có nguy cơ cao, đó là nhóm nằm ở các phòng chăm sóc đặc biệt sau sinh.

Bên cạnh đó, các cơ sở tầm soát điếc bẩm sinh hiện nay tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ngay tại TP.HCM, một địa phương lớn của cả nước cũng chỉ có 2 cơ sở tầm soát điếc bẩn sinh là Bệnh viện Tai Mũi Họng và Bệnh viện Nhi đồng 1.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng nghìn trẻ bị câm, điếc suốt đời vì không được tầm soát sớm