Câu chuyện cổ phần hóa gây tranh cãi của Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) kéo dài đã lâu liên quan đến những sai phạm về quản lý, sử dụng đất, định giá thương hiệu.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Hãng phim truyện Việt Nam: Lùm xùm từ cổ phần hóa đến nợ thuế

Tuyết Nhung 17:56 31/03/2024

Câu chuyện cổ phần hóa gây tranh cãi của Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) kéo dài đã lâu liên quan đến những sai phạm về quản lý, sử dụng đất, định giá thương hiệu.

Cục Thuế TP.Hà Nội mới đây đã có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam). Ông Nguyễn Danh Thắng bị tạm hoãn xuất cảnh do Hãng phim truyện Việt Nam có nợ thuế.

hang-phim-truyen-hinh-viet-nam.jpg
Gần 8 năm sau cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, quá trình này chưa hoàn tất và gây nhiều tranh cãi - Ảnh: Internet

Trước đó, Cục Thuế TP.Hà Nội đã có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Hãng phim truyện Việt Nam. Cách đây ít ngày, Cục Thuế TP.Hà Nội cũng đã có văn bản gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội, thông báo về nội dung này.

"Cục Thuế TP.Hà Nội thông báo đến Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội được biết để quý cơ quan phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế trong trường hợp Hãng phim truyện Việt Nam thay đổi người đại diện pháp luật, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng minh sự thay đổi cho cơ quan thuế", văn bản nêu.

Hãng phim truyện Việt Nam (tại số 4 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội) vốn là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng.

Cách đây gần 7 năm, kể từ tháng 6.2017, khi Tổng Công ty vận tải thủy (Vivaso) mua lại Hãng phim truyện Việt Nam với 32,5 tỉ đồng cho 65% cổ phần, những tranh cãi bất tận giữa doanh nghiệp và nghệ sĩ đã bùng nổ và kéo dài không hồi kết.

Ông Nguyễn Danh Thắng là người đại diện của cổ đông chiến lược tại Hãng phim truyện Việt Nam, từng cho biết: "Ngay khi tiếp nhận hãng, chúng tôi đã phải trả 23,2 tỉ đồng tiền thuế do hãng nợ nần, chuyển sang. Sau đó, năm 2018, chúng tôi xin thoái vốn, nhưng quy trình thoái vốn kéo dài do không tìm được nhà đầu tư mới. Chính vì điều này, chúng tôi không thể đầu tư cơ sở vật chất cho hãng phim, đồng thời chịu rất nhiều tổn thất".

Câu chuyện cổ phần hóa gây tranh cãi của Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) kéo dài đã lâu. Sau khi hoàn tất quá quá trình mua lại hãng phim vào năm 2017, chỉ một năm sau (năm 2018), Vivaso nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.

Từ những kết luận của Thanh tra Chính phủ, hàng loạt chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ đưa ra nhằm giải quyết tồn đọng ở VFS. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn như "đi vào ngõ cụt", bởi nhiều khúc mắc chưa được giải quyết. Khúc mắc đầu tiên liên quan đến việc thoái vốn của Vivaso.

Vấn đề về đất đai của VFS cũng là vướng mắc khó giải quyết. Trụ sở dù nằm trên mảnh đất vàng tại số 4 Thụy Khuê với diện tích lên tới 5.000m2, thế nhưng hơn 60 năm nay hãng phim không có quyền sử dụng mảnh đất này. Bởi đây vẫn là đất do Nhà nước quản lý.

Ngày 28.3.2023, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Cụ thể, thông báo nêu, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan đã tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tuy nhiên một số nội dung chưa được thực hiện dứt điểm.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về các nội dung liên quan. Phó thủ tướng yêu cầu trong quá trình kiểm tra, cần rà soát kỹ các vi phạm liên quan đến quá trình cổ phần hóa và những vướng mắc trong thực hiện Kết luận thanh tra.

Trên cơ sở đó, căn cứ quy định pháp luật về cổ phần hóa và các quy định pháp luật liên quan để kiến nghị biện pháp xử lý khả thi, đúng quy định của pháp luật, giải quyết dứt điểm việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25.4.

Bài liên quan
Thu hồi lại cổ phần đã bán của Hãng Phim truyện Việt Nam
Văn phòng Chính phủ mới đây đã thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng phim truyện Việt Nam: Lùm xùm từ cổ phần hóa đến nợ thuế