Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành trận địa mới nhất cho cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ), thêm một mắt xích vào chuỗi cạnh tranh công nghệ giữa hai siêu cường này.

Hãng quản lý tài sản lớn nhất thế giới đầu tư mạnh vào AI

Sơn Vân | 02/07/2023, 17:30

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành trận địa mới nhất cho cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ), thêm một mắt xích vào chuỗi cạnh tranh công nghệ giữa hai siêu cường này.

Đến nay Mỹ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh, nhưng sự bùng nổ của các công ty khởi nghiệp TQ những tháng gần đây đã đặt dấu hỏi về vị thế dẫn đầu của nước này.

Baidu, công ty tìm kiếm khổng lồ có trụ sở tại Bắc Kinh (thủ đô TQ), tuyên bố trong tuần này rằng dịch vụ chatbot Ernie của họ vượt trội hơn ChatGPT của OpenAI trong một số tiêu chí quan trọng.

Hãng giao đồ ăn đình đám Meituan (TQ) đã tham gia cuộc đua AI, đồng ý mua công ty khởi nghiệp của một trong những người sáng lập Meituan với giá gần 234 triệu USD để phát triển các dịch vụ tương tự ChatGPT. Dự kiến ​​các doanh nhân tỷ phú, nhà khoa học, lập trình viên và nhà tài trợ TQ sẽ tiêu tốn khoảng 15 tỉ USD năm nay để đầu tư vào công nghệ AI.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không bỏ lỡ cơ hội để duy trì vị trí hàng đầu. Chính quyền Biden có kế hoạch thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đã được triển khai trước đó vào tháng 10.2022, để hạn chế việc bán một số chip AI cho TQ. Các hạn chế mới sẽ khiến việc bán hàng sang TQ mà không có giấy phép sẽ trở nên khó khăn hơn và một phần nhắm vào chip A800 của Nvidia.

Cổ phiếu Nvidia, công ty có khoảng 1/5 doanh thu từ TQ sụt giảm sau tin tức này. 

A800 là phiên bản giảm hiệu suất được Nvidia cung cấp cho khách hàng ở TQ, sau khi Mỹ vào tháng 9.2022 ra lệnh cho Nvidia ngừng xuất khẩu hai loại chip tiên tiến nhất của họ là A100 và H100 sang quốc gia châu Á. 

Các hạn chế thương mại của hai siêu cường này dường như không làm hạ nhiệt với tất cả những thứ liên quan đến AI tại BlackRock. Là hãng quản lý tài sản lớn nhất thế giới có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ), BlackRock đã giới thiệu cách gọi mới về chủ đề này, gọi AI là "siêu lực".

Hiện sở hữu hơn 7% cổ phần của Nvidia (nhà sản xuất chip có giá trị lớn nhất thế giới), BlackRock đã chỉ ra những nhà sản xuất bán dẫn và công ty có tập dữ liệu rộng lớn hoặc tiềm năng cao về tự động hóa là những người có khả năng hưởng lợi nhiều nhất.

hang-quan-ly-tai-san-lon-nhat-van-dau-tu-manh-vao-ai.jpg
Khách hàng xem biển hiệu AI trên màn hình động tại Mobile World Congress, hội nghị thường niên lớn nhất của ngành viễn thông, ở Barcelona - Ảnh: AFP

OpenAI tiếp tục thống trị tin tức về AI

Hãng định mức tín dụng nổi tiếng nhất Moody’s Corp thông báo sẽ nhờ Microsoft và OpenAI để tạo ra một trợ lý AI nhằm giúp khách hàng đánh giá rủi ro. Ngân hàng Mizuho Financial Group (Nhật Bản) đang cấp cho tất cả nhân viên quyền truy cập vào các ứng dụng OpenAI, qua đó trở thành một trong những công ty tài chính đầu tiên ở Nhật Bản áp dụng công nghệ này.

OpenAI cũng thông báo rằng London (thủ đô Anh) sẽ là trụ sở của văn phòng công ty đầu tiên bên ngoài Mỹ. Tuy nhiên, không phải mọi điều đều thuận lợi cho OpenAI. Hãng luật Clarkson (công ty luật ở bang California, Mỹ) đang tiến hành vụ kiện tập thể chống lại OpenAI, cáo buộc công ty Mỹ vi phạm nghiêm trọng bản quyền và quyền riêng tư của vô số người khi sử dụng dữ liệu thu thập được từ internet để huấn luyện công nghệ của mình.

Theo vụ kiện dài 157 trang từ Clarkson, OpenAI đã vi phạm các luật về quyền riêng tư bằng cách thu thập bí mật 300 tỉ từ trên internet, bao gồm "sách, bài viết, trang web, bài đăng, thông tin cá nhân mà không có sự cho phép", để huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn.

Vụ kiện tìm cách kiểm tra lý thuyết pháp lý mới rằng OpenAI đã vi phạm quyền của hàng triệu người dùng internet khi sử dụng các bình luận trên mạng xã hội, bài đăng trên blog, bài viết trên Wikipedia và công thức nấu ăn gia đình của họ... Clarkson trước đây đã thực hiện một số vụ kiện tập thể quy mô lớn về các vấn đề từ vi phạm dữ liệu đến quảng cáo sai sự thật.

Clarkson muốn đại diện cho “những người thực sự có thông tin bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích thương mại để tạo ra công nghệ rất mạnh mẽ này”, theo Ryan Clarkson - thành viên quản lý của công ty luật.

Clarkson đệ trình vụ kiện lên tòa án liên bang ở quận phía bắc California hôm 28.6. Người phát ngôn OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT, không trả lời khi được đề nghị bình luận.

Gia tăng đột biến các công ty khởi nghiệp AI

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến sự gia tăng đột biến của các công ty khởi nghiệp về AI. Tại Mỹ, Typeface, Runway AI và Inflection AI thông báo về những nỗ lực gây quỹ thành công trong tuần này, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng trên toàn cầu với generative AI.

Generative AI là một loại trí tuệ nhân tạo được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới, như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Nó khác với các hệ thống AI khác như máy học sâu hoặc học máy trong việc dự đoán kết quả từ dữ liệu đã có sẵn. Thay vì dựa trên dữ liệu huấn luyện, generative AI có khả năng tự tạo ra dữ liệu mới và phong phú hơn.

Trên thực tế, Inflection AI (hãng tạo ra chatbot “tử tế và hỗ trợ” có tên là Pi) đã huy động được số tiền đáng kinh ngạc 1,3 tỉ USD ở một trong những vòng gây quỹ lớn nhất tại Thung lũng Silicon giữa cơn sốt AI.

Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức đều tốt lành. Giám đốc nghiên cứu Stability AI đã từ chức và trở thành lãnh đạo hàng đầu thứ hai rời khỏi kỳ lân công nghệ những tuần gần đây. Stability AI, hãng cung cấp công cụ tạo hình ảnh Stable Diffusion, đã đảm bảo được một giấy nợ có thể chuyển đổi với giá trị ước tính là 4 tỉ USD sau khi gặp khó khăn trong việc gây quỹ.

Giấy nợ có thể chuyển đổi (convertible note) là một loại công cụ tài chính được sử dụng trong việc gây quỹ cho các công ty khởi nghiệp. Đây là một hợp đồng vay mà người cho vay có khả năng chuyển đổi nó thành cổ phiếu của công ty vào một thời điểm sau này, theo tỷ lệ chuyển đổi đã được xác định trước.

Quy định về AI

Với mọi thứ đang phát triển quá nhanh, các quy định pháp lý luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ cuộc trò chuyện về AI. Các hãng công nghệ lớn như Google, Microsoft, IBM và OpenAI yêu cầu các nhà làm luật ở Mỹ giám sát quá trình phát triển AI, đồng thời chống lại các biện pháp ở Liên minh châu Âu (EU) mà họ tin rằng sẽ hạn chế lĩnh vực đang phát triển nhanh.

Trong khi đó, New York đang tìm cách mua siêu máy tính để hiểu và tự điều chỉnh AI, còn EU đang giới thiệu các hệ thống “kiểm tra sự cố” để đảm bảo những cải tiến mới an toàn trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Song vẫn có một số người hoài nghi khi nhìn thấy những rủi ro trong sự cuồng nhiệt nhằm triển khai AI vào mọi thứ.

Hãng Bernstein đã đánh giá thấp hơn triển vọng tài chính của Alphabet khi viết rằng công ty mẹ Google đã đi "từ quá chậm đến quá nhanh trong AI".

Các nhà đầu tư đã rút gần 44 tỉ USD khỏi các cổ phiếu tăng trưởng kể từ đầu năm, với lý do lo ngại rằng bong bóng AI đã nâng giá cổ phiếu lên mức định giá không bền vững.

Gần đây, ít cổ phiếu nào thể hiện sự cuồng nhiệt về AI ở Phố Wall hơn Palantir Technologies. Giá cổ phiếu Palantir Technologies đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian 6 tuần từ đầu tháng 5, nhưng sự tăng giá cổ phiếu chỉ củng cố sự kiên nhẫn của các nhà phân tích đang hoài nghi về  AI

Hendi Susanto, nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty Gabelli Funds, nhận xét: “Thị trường đang phân vân giữa đâu là sự thổi phồng và đâu là thực tế về AI”.

Bài liên quan
AI mở ra viễn cảnh chỉ làm việc 4 ngày/tuần ở Mỹ, giúp nhân viên tiếp tục được làm từ xa
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng đến công việc của nhiều nhân viên trong những năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng quản lý tài sản lớn nhất thế giới đầu tư mạnh vào AI