Các quan chức Ethiopia đến thăm Thâm Quyến để xem làm thế nào một làng chài nhỏ ở miền Nam có thể trở thành một nhà máy sản xuất trong vòng 35 năm, tạo ra phép màu kinh tế của Trung Quốc.

Helen Hai – người mở đường cho ‘làn sóng Trung Quốc’ đến Ethiopia

Anh Đủ | 18/09/2018, 12:01

Các quan chức Ethiopia đến thăm Thâm Quyến để xem làm thế nào một làng chài nhỏ ở miền Nam có thể trở thành một nhà máy sản xuất trong vòng 35 năm, tạo ra phép màu kinh tế của Trung Quốc.

Thông điệp rõ ràng: Ethiopia cũng có thể làm được điều này.

Tuy nhiên, một bộ trưởng trong chuyến đi năm 2013 đã không tin rằng chỉ mỗi chuyến đi là đủ. Ông cố gắng tìm kiếm một người dẫn dắt tiên phong với lời chào mời đại ý châu Phi là một mảnh đầy đầy tiềm năng với bằng chứng là nhiều báo cáo tốt đẹp từ các cố vấn Mỹ và châu Âu.

“Điều tôi cần là ai đó cho tôi thấy cách thực hiện những bước đi đầu tiên,” Helen Hai nhớ lại lời ông bộ trưởng. Hai, thời điểm đó đang điều hành một nhà máy giày tiên phong ở Ethiopia, coi một cuộc trò chuyện này có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của cô. Trong vòng vài tháng, cô bắt đầu thiết lập chương trình Sáng kiến sản xuất tại châu Phi (Made in Africa Initiative). Chương trình, được ủng hộ bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và các nhà lãnh đạo châu Phi – những người đóng vai trò cố vấn, có nhiệm vụ giúp lục địa này hình thành các trung tâm sản xuất.

Năm năm sau, nhiệm vụ của cô đã mở rộng đáng kể. Hai, 40 tuổi, đồng sáng lập các nhà máy sản xuất quần áo trẻ em ở Rwanda, Senegal và Ethiopia. Bên cạnh đó, cô trở thành đại sứ thiện chí của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc tại châu Phi. Vào tháng bảy, cô bắt đầu khám phá cách công nghệ blockchain có thể giúp tạo ra việc làm cho các quốc gia ở đó và bây giờ cô đứng đầu Quỹ từ thiện Binance Blockchain trị giá 100 triệu đôla.

“Có một cơ hội vàng cho châu Phi,” Hai nói. “Điều nơi đây cần bây giờ là những câu chuyện thành công để tạo hiệu ứng lan tỏa”.

Nhà vô địch châu Phi

Hai có vẻ không giống như một nhà vô địch dẫn dắt sự phát triển của châu Phi. Cô lớn lên ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm thuộc khu vực đông bắc Trung Quốc. Cô nói rằng cô là một đứa trẻ điển hình trong thập niên 1970 – 1980, lớn lên với sự thúc đẩy của gia đình để có được một nền giáo dục tốt và sau đó tìm một công việc trong một công ty nổi tiếng.

Thời sinh viên, cô tốt nghiệp chuyên ngành khoa học thống kê bảo hiểm tại trường kinh doanh Cass ở London và sau đó trở thành đối tác nữ (1) trẻ nhất tại công ty môi giới bảo hiểm Vương quốc Anh là Jardine Lloyd Thompson. Vào năm 2007, cô trở lại Trung Quốc với tư cách là Giám đốc thống kê bảo hiểm cho Zurich Financial Services.

Năm 2011, Hai chuyển sang một ngã rẽ mới. Cô rồi Zurich Financial để thiết lập một thương hiệu giày của riêng mình. Điều đó đưa cô đến cuộc gặp với Zhang Huarong, Chủ tịch Công ty Giày dép Huajian có trụ sở tại Đông Quan, người đã yêu cầu cô giúp ông ấy thành lập một nhà máy giày gần thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.

Hai bị hấp dẫn bởi ý tưởng xây dựng một nhà máy ở một quốc gia đang phát triển. Vậy là nhà máy ra đời. Trong vòng ba tháng, Huajian đã xuất khẩu giày sang Mỹ và trong vòng hai năm, có khoảng 4.000 nhân viên. Nhà máy có nhiều khách hàng nổi tiếng như Nine West, Guess? (2) và Marc Fisher.

Vào năm 2013, cựu thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn đã mời Hai đi cùng trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Trung Quốc. Ngồi cạnh nhau trên chuyến bay, Hailemariam cảm ơn cô đã giúp Huajian thành công và đề nghị cô mở rộng đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nhà máy như vậy.

Từ lời đề nghị này, Hai quyết định rời Huajian để trở thành cố vấn đầu tiên của Trung Quốc cho chính phủ, đồng thời đẩy nhanh chương trình Sáng kiến sản xuất tại châu Phi của mình. Công việc của Hai ở châu Phi có trước kế hoạch “Vành đai, con đường” của Trung Quốc.

Thúc đẩy tăng trưởng

Hàng trăm công ty Trung Quốc đã đổ xô đến Ethiopia, biến nơi đây thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Phi gần một thập kỷ qua. Năm ngoái, Ethiopia đã thu hút gần một nửa trong số 7,6 tỷ đôla đầu tư nước ngoài ở Đông Phi, theo Hội nghị của Liên Hợp Quốc về “Báo cáo Đầu tư Thế giới về Thương mại và Phát triển” (Trade and Development’s World Investment Report).

Các công ty thành lập nhà máy năm ngoái bao gồm PVH Corp. từ Mỹ (nhà cung cấp cho Calvin Klein Inc. và Tommy Hilfiger Corp.), Velocity Apparelz của Dubai (Levi Strauss & Co., Zara và Under Armour), và Tập đoàn Sunshine Jiangsu của Trung Quốc (Giorgio Armani và Hugo Boss), báo cáo cho biết.

Khi tiền lương và các chi phí khác tăng ở Trung Quốc, đồng thời quốc gia này chuyển sang các ngành công nghiệp công nghệ phức tạp hơn thì 85 triệu việc làm trong ngành công nghiệp nhẹ phải được di chuyển ra nước ngoài, Hai nói. Vai trò của Ethiopia ở châu Phi tương tự như Nhật Bản ở châu Á trong những năm 1960. Và đây cũng là một minh chứng cho thấy các chính sách kinh doanh thân thiện và những nhà máy sản xuất thành công có vai trò đáng kể trong việc kích hoạt sự tiến bộ công nghiệp.

Chương trình Sáng kiến sản xuất tại châu Phi (Made in Africa Initiative) hiện có 15 nhân viên tại chín quốc gia châu Phi, Bắc Kinh và Hong Kong.

Thách thức là rất lớn. Bên ngoài biên giới của Ethiopia, thu hút đầu tư tỏ ra khó khăn. Khi tư vấn cho Rwanda về cách cải tiến ngành công nghiệp sản xuất vào năm 2013, Hải không thể thu hút bất kỳ một nhà đầu tư nước ngoài nào chịu xây dựng nhà máy để xuất khẩu từ quốc gia này.

Không ai chịu làm thì Hai làm. Cô hợp tác cùng một nhà đầu tư Trung Quốc là Candy Ma đồng sáng lập công ty maymac85 C & H Garments ở đó để phục vụ như một mô hình trình diễn. Công ty này sản xuất đồng phục và trang phục của trẻ em với khoảng 80% sản lượng của nó là dành cho xuất khẩu, phần lớn là Hoa Kỳ và châu Âu. Hiện C & H Germents có 2.000 nhân viên, Hai nói.

Vào tháng 5/2015, C & H có khả năng sản xuất 15.000 chiếc áo thun thương hiệu Polo mỗi tháng, Bộ trưởng Thương mại Rwandan Vincent Munyeshyaka cho biết. Đến tháng 6-2018, năng suất này đã tăng lên 70.000 chiếc. Con số này tính luôn cả các sản phẩm bán cho quân đội quốc gia.

“Đây là một tác động rất lớn”, ông Vincent Munyeshyaka nói.

Năm 2014, Hai khuyên chính phủ Senegal thành lập khu công nghiệp đầu tiên, và sau đó, C & H Garments đã xây dựng một nhà máy tại khu công nghiệp này. Ngoài Rwanda và Senegal, C & H Garment còn có thêm một nhà máy khác tại Ethiopia. Sáng kiến này đã giúp đầu tư cho ngành công nghiệp sản xuất ở châu Phi tăng gần 9% trong năm ngoái lên 21 tỷ đô la Mỹ (USD). Trong các lĩnh vực dệt may, quần áo và da thuộc, đầu tư tăng gần 4 lần lên khoảng 4 tỷ USD, theo Liên Hợp Quốc.

“Helen hiểu rằng một câu chuyện thành công là cách tốt nhất để thay đổi cách nhìn mọi người”, Justin Lin, cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới và là cố vấn của Sáng kiến Sản xuất tại châu Phi cho biết. “Nếu Rwanda có thể là một xưởng sản xuất cho thị trường toàn cầu, mọi quốc gia ở châu Phi cũng có thể.”

Giá trị dài hạn

Đã có một số rắc rối trên con đường của Hai. Năm 2013, khoảng 200 công nhân đã đình công tại Huajian, đòi hỏi một phần lợi nhuận sau khi đơn đặt hàng tăng đột biến.

Những thành công ban đầu của Hai ở châu Phi là áp lực lên lục địa để nắm bắt cơ hội phát triển giữa bối cảnh của những tiến bộ trong tự động hóa. Gần đây, Ví dụ, Sewbot – một robot được cung cấp bởi công ty Softwear Automation Inc có trụ sở tại Atlanta có thể sản xuất áo phông và quần jean tự động. Với sự hiện diện nhanh chóng của robot trong sản xuất, ngành may mặc có thể chứng kiến nhiều sự thay đổi. Các mô hình tăng trưởng đã chứng minh hiệu quả ở một quốc gia nào đó có thể sẽ trở nên khó khăn hơn trong cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo Hai, vẫn còn khoảng từ 5 – 10 năm để châu Phi tận dụng. Và hiện cô đang tích cực hoạt động với kế hoạch mở rộng C & H, cam kết đầu tư 10 triệu đôla trong năm năm để tạo ra 30.000 việc làm tại Rwanda. Mục đích là để xúc tác kêu gọi một tỷ USD đầu tư, Hai nói.

Tại Ethiopia, C & H hiện có 1.500 công nhân. Tại Senegal, nơi mới bắt đầu hoạt động, có 300 công nhân và dự kiến con số này sẽ tăng lên 2.000 vào cuối năm tới.

“Cô ấy đã dự đoán rằng ngành công nghiệp may mặc và giày dép có thể – và cuối cùng rồi sẽ – chuyển sang châu Phi. Với nền tảng trưởng thành từ Trung Quốc, cộng với quá trình làm việc, tiếp xúc với nhu cầu của thị trường phương Tây, Hai đem đến một góc nhìn thú vị để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách châu Phi.”, Henok Assefa, người sáng lập và quản lý tại công ty tư vấn quốc tế Precise Consult International ở Addis Ababa – thủ đô Ethiopia, nhận xét.

Nguyễn Chữ
Theo Bloomberg

————–

(1) Từ “đối tác” được dịch từ từ gốc tiếng Anh là partner. Trong các công ty tư vấn, luật, bảo hiểm, đối tác chỉ cho một vị trí quản lý cao cấp trong công ty, thường là người sáng lập, đồng cổ đông công ty hoặc một nhân viên, sau một thời gian dài làm việc, được thăng tiến lên vị trí quản lý và sở hữu cổ phần trong công ty.

(2) Guess?: Bản thân tên thương hiệu có dấu hỏi đi kèm.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Helen Hai – người mở đường cho ‘làn sóng Trung Quốc’ đến Ethiopia