Các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.

Hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Phan Diệu | 13/08/2016, 05:51

Các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.

Mặt bằng lãi suất ổn định

Để thực hiện chủ trương giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từ cuối tháng 5.2016, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cân đối vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Đồng thời, Ngân hàng đãban hành Thông tư sửa đổi quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã có diễn biến ổn định.

Từ cuối tháng 4.2016, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

Thời gian gần đây, các ngân hàng cũng tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đơn cử, ngày 5.8, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã triển khai chương trình khuyến mãi “Cuộc sống tươi đẹp cùng VIB” khi hạ lãi suất vay xuống 6,99%/năm trong 6 tháng đầu cho các khoản vay trên 12 tháng. Lãi suất sau thời gian ưu đãi được tính bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,99%/năm.

Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, ngân hàng này còn tặng hơn 10.000 phần quà là va li cao cấp và túi xách du lịch thời trang cho các khách hàng tham gia chương trình. Được biết, khách hàng được tặng va li cao cấp khi giải ngân khoản vay từ 1 tỉ đồng hoặc gửi tiết kiệm từ 2 tỉ đồng kỳ hạn từ 7-11 tháng. Khách hàng được tặng túi xách du lịch thời trang khi giải ngân khoản vay từ 500 triệu đến dưới 1 tỉ đồng hoặc mở mới sổ tiết kiệm từ 100 triệu đến dưới 2 tỉ đồng kỳ hạn từ 7-11 tháng /sổ tiết kiệm từ 500 triệu đồng kỳ hạn từ 3-6 tháng…

Báo cáo của NHNN cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồnghiện phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn. Các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5 - 6%/năm.

Có cơ sở để giảm lãi suất cho vay

Theo Ủyban Giám sát tài chính quốc gia, việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn có sơ sở thực hiện. Cụ thể, có 5 cơ sở để các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay.

Thứ nhất là thanh khoản hệ thống đang khá dồi dào, có thể đảm bảo được nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế trong năm 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng đang chuyển dịch tập trung cho 5 lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

Thứ hai là lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn. Việc phát hành trái phiếu chính phủ đã đạt 85% kế hoạch năm (phát hành 250.000 tỉ đồng) sẽ giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất.

Thứ ba là lạm phát tăng so với năm trước nhưng dự báo cả năm vẫn ở mức thấp (3,5-4%).

Thứ tư là tỷ giá và thị trường ngoại hối từ đầu năm vẫn khá ổn định. Dự báo tỷ giá cuối năm chỉ dao động trong khoảng kỳ vọng (3%).

Cuối cùng là lợi nhuận 6 tháng đầu năm các ngân hàng thương mại tương đối khả quan, tạo dư địa cho việc xử lý nợ xấu và tiết giảm chi phí hoạt động của hệ thống.

Như vậy, các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.

Phan Diệu
Bài liên quan
Khó giảm tiếp lãi suất huy động để giúp giảm lãi suất cho vay
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khá sát so với mức lạm phát, nên việc tiếp tục giảm lãi suất huy động để giúp giảm lãi suất cho vay là khó xảy ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay