Hiện nay, nhiều sinh viên dù đang học chuyên ngành hoặc sắp sửa ra trường vẫn than chán nản khi theo học ngành không yêu thích. Số khác tuy đã lấy được tấm bằng đại học nhưng vẫn muốn học lại để chuyển ngành do không tìm được đam mê với nghề đã chọn. Đây là hệ quả của việc thiếu định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Học gì, làm gì và câu chuyện định hướng nghề nghiệp của sinh viên

Phan Diệu | 08/06/2018, 12:51

Hiện nay, nhiều sinh viên dù đang học chuyên ngành hoặc sắp sửa ra trường vẫn than chán nản khi theo học ngành không yêu thích. Số khác tuy đã lấy được tấm bằng đại học nhưng vẫn muốn học lại để chuyển ngành do không tìm được đam mê với nghề đã chọn. Đây là hệ quả của việc thiếu định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Thiếu định hướng, sinh viên ngồi nhầm lớp

Là dân chuyên Toán của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), Thanh Hùng chọn ngành Khoa học máy tính như một giải pháp phù hợp với lực học. Sau đó, Hùng phát hiện mình không phù hợp khi phải ngồi học trước máy tính hàng giờ liền và cảm thấy mệt mỏi với ngành nghề này.“Càng học, em càng nhận ra mình ghét ngồi một chỗ với những phần mềm khô khan. Em cảm thấy không hứng thú, đôi lúc mệt mỏi và không biết học để làm gì", Hùng chia sẻ.

Khác với Hùng, dù bạn bè cùng khóa đã tốt nghiệp, song cậu sinh viên Hoàng Mạnh Hưng vẫn đang tiếp tục ngồi ghế giảng đường chỉ để học lại môn. Hưng cho biết, cậu thích kinh doanh, thích khởi nghiệp nhưng gia đình lại bắt cậu học ngành Cơ khí ô tô để theo nghiệp của gia đình. Do học không hứng thú nên Hưng liên tục rớt lên rớt xuống các môn chuyên ngành.

Hưng tâm sự: “Em hoàn toàn không thích máy móc, sửa chữa, kỹ thuật ô tô nhưng gia đình bắt em phải học. Dù nối nghiệp của gia đình để sau khi tốt nghiệp có việc làm nhưng em không biết cụ thể mình sẽ làm gì. Suốt 4 năm qua em lay lắt học chỉ để lấy được tấm bằng ra làm việc chứ chẳng yêu thích gì ngành này. Đến bây giờ em vẫn chưa có định hướng gì cho công việc tương lai, trong khi công việc em yêu thích lại không một ai ủng hộ”.

Tương tự như Tùng và Hưng, hiện tại, nhiều sinh viên dù đang học chuyên ngành hoặc sắp sửa ra trường vẫn than chán nản khi theo học ngành không yêu thích. Đa số những sinh viên này cho rằng, họ thiếu sự định hướng, không biết bản thân thích và phù hợp với ngành nào nên chọn trường theo lực học hoặc theo mong muốn của gia đình. Tuy nhiên, một thời gian ngồi trên giảng đường, họ bắt đầu chán nản nhận ra bản thân đã sai lầm khi chọn ngành học dẫn tới lực học suy yếu.

Đây cũng là lý do mà hàng năm, các trường đại học trên cả nước đưa ra quyết định cảnh báo học vụ, buộc thôi học với nhữngsinh viêncó kết quả học tập không đạt yêu cầu.

Như tại Đại học Nông Lâm TP.HCM, bình quân mỗi năm trường này có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học. Đầu tháng 10.2017, Đại học Luật TP.HCM cũng đưa ra danh sách 112 em bị buộc thôi học và cảnh cáo 66 trường hợp khác do học lực quá kém cỏi. Tương tự, tại Đại học Bách khoa TP.HCM, năm học 2016 - 2017 đã buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo học vụ khoảng 600 em.

Ở TP.HCM, mỗi năm, con số sinh viên nghỉ học lên đến hàng nghìn người, khiến nhiều người băn khoăn tại sao nhiều em vốn học rất tốt ở phổ thông lại "tụt dốc không phanh" khi bước vào đại học.

Lý giải về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói rằng, đa phần sinh viên nghỉ học là ở năm thứ 1. Nguyên nhân là do nhiều sinh viên không biết mình muốn gì và cần học gì. Thông thường, hết một học kỳ, các em thấy mình chọn nhầm, khi đó mới tìm hiểu về ngành nghề và quan tâm đến xu hướng việc làm trong tương lai.

Một thực trạng nữa là dù lấy được tấm bằng đại học nhưng nhiều người vẫn muốn học lại để chuyển ngành do không tìm được đam mê với nghề đã chọn.Nhiều sinh viên tuy đã lấy được bằng của Đại học danh tiếng như Trường Y Dược, Bách khoa, Ngân hàng… vẫn hoang mang trước tương lai vì nhận ra mình không đam mê với nghề đã học.

Việc này khiến tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngày càng gia tăng. Theo số liệu củaViện Khoa học lao động và xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học ngày càng tăng mạnh. Đơn cử như trong quý 3/2017, cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó nhóm trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý 2, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%.

Thực học, xác định năng lực lõi để tìm đam mê

Theo nhà báo - MC Đông Quân, hiện nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, mỗi sinh viên phải tự mình tìm ra chí vĩ đại tức cho riêng mình. Tức là dámvượt qua được thách thức, vượt ra khỏi vùng an toàn và nghĩ đến khát vọng lớn cho bản thân mình. Mặc dù vậy, quan niệm học, cách học, phương pháp tiếp cận môi trường đang khiến nhiều sinh viên sợ đối đầu khó khăn mà chọn vùng an toàn. Không ít bạn sinh viên dù học hỏi nhiều nhưng vẫn không xác định được đam mê, ước mơ của bản thân.

Từ một sinh viên ngành Ngữ văn đến doanh nhân thành đạt như ngày hôm nay, MC Đông Quân chia sẻ, giải pháp mà anh đã ứng dụng trong 20 năm khởi nghiệp của mình là trước tiên cần tìm ra thế mạnh của bản thân. Sau đó là lập kế hoạch cụ thể, tìm người đồng hành giúp mình thực hiện kế hoạch và dám đương đầu với thất bại.

“Nếu không muốn ý tưởng mãi mãi chỉ là ý tưởng thì nên chuẩn bị tri thức, các bạn trẻ không nên thụ động mà mỗi người phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng, tích lũy kiến thức để phát huy tốt nhất năng lực của mình. Đừng chỉ dựa vào trường lớp, ngành học để tìm ra năng lực lõi mà hãy dựa vào đam mê. Chính đam mê tích cực sẽ dẫn dắt các bạn. Và các bạn trẻ nên dựa vào đó để tìm ra năng lực lõi của chính mình.

Khi tìm ra năng lực lõi của bản thân thì là lúc chúng ta khởi nghiệp. Khởi nghiệp không phải là lúc chúng ta bắt đầu mọi thứ mà là khi chúng ta ‘hưng nghiệp’, tức làm tốt, làm tốt hơn ‘nghiệp’ của mình. Vậy nên trước lúc đó, các bạn trẻ nên làm giàu thêm nền tảng tri thức.Các bạn hãy kiên định với con đường tốt nhất mình có thể làm”, nhà báo Đông Quânnhắn nhủ.

Đồng quan điểm,Tiến sĩ Phan Quốc Việt cũng nói rằng, để biết mình thích gì thì đầu tiên, mỗi sinh viên cần tự học để tìm ra đam mê. "Tự học rất quan trọng nên khi học những thứ mình thích, mình đam mê chắc chắn sẽ mang tới sự xuất sắc cho các bạn. Hãy làm những gì bạn giỏi nhất chứ không cần phải so sánh bản thân với người nào khác. Muốn thành công phải có đam mê và khát vọng lớn".

Tương tự, Tiến sĩ Vương Quân Hoàng cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn sinh viên là nên rèn luyện bản thân thông qua thực học để có thể thuyết phục và kết nối nguồn lực cho con đường khởi nghiệp trong tương lai:“Tập cách đặt câu hỏi cho chính bản thân cũng là cách để các bạn xác định năng lực lõi cho chính mình. Sau khi đã hiểu bản thân chúng ta muốn điều gì, chúng ta tiếp tục trau dồi kỹ năng. Kỹ năng là điều tối thiểu để khởi nghiệp thành công”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu nhận định, mỗi bạn trẻ đều cần chuẩn bị tâm thế ngay từ những năm đầu đại học.Mỗi người phải tự tìm cho mình những “hạt giống tốt” để gieo trồng, tức là phải xác định thế mạnh của bản thân và tập trung nghiên cứu, thu nạp kiến thức để phát triển khả năng đó. Các bạn trẻ cũng không nên sợ thất bại, phải dám thách thức với áp lực, đừng tìm kiếm sự thảnh thơi. Khi nỗ lực nhiều hơn thì thành công cũng đến nhanh hơn.

Để thành công, Tập đoàn Trung Nguyên cũng đãchia sẻ hệ thức thành công gồm 5 cấu phần đến rất nhiều sinh viên. Đó là Khát vọng lớn – Xác định năng lực lõi – Lập kế hoạch thực thi – Kết nối và thuyết phục các nguồn lực - Dám thách thức thất bại. Tất cả được đúc kết trong Tủ sách nền tảng đổi đời để giúp các bạn trẻ có thể rút ngắn con đường đến với thành công và có thể “Lập Chí Vĩ Đại” và từ đó góp phần “Khởi nghiệp Kiến Quốc”.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học gì, làm gì và câu chuyện định hướng nghề nghiệp của sinh viên