Sáng 25.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021.

Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ĐH, CĐ 2021: Điều chỉnh lệ phí và công khai đề án tuyển sinh

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 25/03/2021, 13:03

Sáng 25.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021.

Kỳ thi THPT 2021 cơ bản giữ nguyên, các trường công khai đề án tuyển sinh

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết công tác tuyển sinh các năm luôn được người dân quan tâm đặc biệt, hơn nữa trong những năm qua việc đổi mới về công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ trong việc tuyển sinh những thí sinh chất lượng. Về cơ bản, dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 ổn định như năm trước, chỉ có một số thay đổi nhỏ mang tính kỹ thuật và theo hướng có lợi cho thí sinh, những thay đổi này cũng sẽ tác động lớn đến việc tuyển thí sinh thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ.

Để các trường ĐH, CĐ có quyền chủ động cao trong công tác tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã luôn hỗ trợ và đồng hành cùng các cơ sở giáo dục trong công tác tuyển sinh, mang lại sự thuận lợi cho cả thí sinh lẫn các trường. “Chúng ta luôn có những cải tiến để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và thường chúng ta dành phần khó về mình. Năm học 2019-2020, toàn ngành chúng ta đã nỗ lực vượt qua một năm đầy biến cố, với dịch bệnh, thiên tai nhưng chúng ta đã tạo điều kiện hết sức cho thí sinh trong công tác thi tuyển và trong công tác xét tuyển” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay.

img_1386_cjzl.jpg
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến sáng 25.3

Năm 2021, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường theo mẫu phụ lục và các quy định tại quy chế tuyển sinh. Đề án tuyển sinh hoặc đường link đến đề án phải được công khai tại trang chủ trên trang thông tin điện tử của trường, đảm bảo thuận lợi nhất cho thí sinh tìm hiểu.

Thời gian công bố công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường: Đối với hình thức đào tạo chính quy trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển; đối với các hình thức đào tạo khác trước ít nhất 45 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển. Để phục vụ công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2021, các trường phải khai báo dữ liệu đề án vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước ngày 31.3.

Cần điều chỉnh lệ phí đăng ký thi để thu hút thí sinh

Báo cáo về kết quả tuyển sinh năm 2020 vừa qua, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết kỳ thi tuyển sinh năm 2020 đã đạt được những kết quả khá tốt. Tuy nhiên năm 2020 do tác động của dịch COVID-19 nên các trường nghề gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Năm 2020 có trên 58 nghìn thí sinh đăng ký vào Sư phạm và kết quả trúng tuyển là 36 nghìn thí sinh, đạt mục tiêu gần 62% tổng chỉ tiêu. Công tác thi THPT và tuyển sinh đã được kịp thời điều chỉnh và thực hiện thành công.

Một số cơ sở đào tạo cũng có hạn chế như chưa kiểm soát điều kiện sơ tuyển dẫn đến thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển khi nhập học. Các trường nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng năm 2021, ngoài cách đăng ký xét tuyển bằng phiếu, Bộ GD-ĐT còn dự kiến cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến. Nếu thí sinh sử dụng nền tảng trực tuyến từ đầu đến cuối thì phí phải giảm, nếu vừa online vừa dùng phiếu thì mức lệ phí cũng phải khác. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của đại diện nhiều trường ĐH khác.

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên giảm lệ phí thu tuyển ĐH và mức giảm nên được thống nhất giữa các trường ĐH để thuận lợi cho thí sinh.

Theo ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, năm nay Bộ cũng đã tính toán và dự kiến mức thu lệ phí giảm đi 5.000/nguyện vọng (những năm trước là 30.000đ/nguyện vọng). Mức giảm này không ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động thi và tuyển sinh của các Sở GD-ĐT và các trường ĐH vì đây thuộc về phần lệ phí điều hành của Bộ GD-ĐT.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ĐH, CĐ 2021: Điều chỉnh lệ phí và công khai đề án tuyển sinh