Việc cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp "bất lương" lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

HoREA: Nên bỏ tách thửa nông nghiệp, tránh doanh nghiệp ‘bất lương’

11/03/2020, 20:25

Việc cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp "bất lương" lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

Việc cho tách thửa dẫn đến phân lô, bán nền tràn lan - Ảnh: Phan Diệu

Ngày 11.3, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quy định cho phép tách thửa đất nông nghiệp.

Theo HoREA, trước năm 2019 đã có địa phương cho phép tách thửa đất nông nghiệp, mặc dù Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở.

Cụ thể, HoREA cho rằng khi cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp "bất lương" lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

Trong khi đó, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa đất ở tại nông thôn và tách thửa đất ở tại đô thị. Cụ thể, khoản 2 Điều 143 về tách thửa đất ở tại nông thôn quy định: "căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương".

Còn tại khoản 4 Điều 144 về tách thửa đất ở tại đô thị quy định: "UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở".

Tuy nhiên, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6.1.2017 đã bổ sung Điều 43d vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP lại quy định “UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương".

Quy định này đã cho phép tách thửa đối với từng loại đất, có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… HoREA cho rằng việc này có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp "bất lương" lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

Do vậy, HoREA đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc "bổ sung Điều 43d" vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đã cho phép tách thửa đối với từng loại đất, trong đó có đất nông nghiệp. Điều này không phù hợp với Luật Đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát.

Trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 60/2017 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa. Qua thời gian, ghi nhận nhiều bất cập nên Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến điều chỉnh.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HoREA: Nên bỏ tách thửa nông nghiệp, tránh doanh nghiệp ‘bất lương’