Về phát triển tiềm lực KH-CN vũ trụ, Chiến lược phát triển và ứng dụng KH-CN vũ trụ đến năm 2030 nêu rõ việc phấn đấu đào tạo được đội ngũ khoảng 300 chuyên gia, 3.000 kỹ sư triển khai trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ.

Hướng tới đào tạo 3.000 kỹ sư trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ

Thu Anh | 06/02/2021, 13:06

Về phát triển tiềm lực KH-CN vũ trụ, Chiến lược phát triển và ứng dụng KH-CN vũ trụ đến năm 2030 nêu rõ việc phấn đấu đào tạo được đội ngũ khoảng 300 chuyên gia, 3.000 kỹ sư triển khai trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển và ứng dụng KH-CN vũ trụ đến năm 2030 nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của KH-CN vũ trụ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân.

Bên cạnh đó, nâng cao tiềm lực KH-CN của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.

Về ứng dụng KH-CN vũ trụ, mục tiêu đặt ra là chủ động, kịp thời giám sát, hỗ trợ ra quyết định ứng phó với các hoạt động, biến đổi của thiên nhiên, các biến động xã hội trên diện rộng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, định vị, dẫn đường, cảnh báo dựa trên dữ liệu vệ tinh cho người dân.

huong-toi-dao-tao-3.000-ky-su-trong-linh-vuc-kh-cn-vu-tru.jpg
Ảnh: Internet

Về phát triển tiềm lực KH-CN vũ trụ, theo Chiến lược, phấn đấu đào tạo được đội ngũ khoảng 300 chuyên gia, 3.000 kỹ sư triển khai trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ; đầu tư nâng cấp khoảng 10 phòng thí nghiệm chuyên sâu; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học vũ trụ, công nghệ vũ trụ, ứng dụng KH-CN vũ trụ…

Để đạt được những mục tiêu trên, ngoài việc hoàn thiện thể chế, khung pháp lý quốc gia… Chiến lược sẽ thực hiện hoàn thành đầu tư dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam theo tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ nghiên cứu về vật lý địa cầu, vật lý thiên văn, vũ trụ học, môi trường không trọng lực, y sinh học vũ trụ, thời tiết vũ trụ.

Đặc biệt, nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm thử vệ tinh nhỏ; nghiên cứu xây dựng, triển khai phương án kịp thời thay thế 2 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2…

Về phát triển thị trường, Chiến lược nhấn mạnh tới việc nghiên cứu, bổ sung kịp thời các công nghệ, sản phẩm thuộc lĩnh vực KH-CN vũ trụ vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiền đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Ngoài ra, xây dựng hệ sinh thái, khuyến khích hình thành doanh nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo dựa trên sản phẩm, dịch vụ mới từ KH-CN vũ trụ kết hợp với các công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0…

Bên cạnh đó, Chiến lược cũng tập trung vào việc nâng cao nhận thức về KH-CN vũ trụ bằng cách đẩy mạnh phổ biến kiến thức chung, hình thành chuyên mục khoa học thường thức về hàng không học và khoảng không vũ trụ trên các tạp chí dành cho thế hệ trẻ… Thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tiềm năng phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ…

Bài liên quan
3 tàu vũ trụ của Mỹ, Trung Quốc và UAE đến sao Hỏa trong tháng 2
Ba tàu vũ trụ Hope (UAE), Thiên Vấn 1 (Trung Quốc) và Perseverance (Mỹ) sẽ cùng đến sao Hỏa trong tháng 2 này sau hành trình kéo dài 7 tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng tới đào tạo 3.000 kỹ sư trong lĩnh vực KH-CN vũ trụ