Định hướng đến năm 2025, hướng tới tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%.

Hướng tới tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số/chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%

Thu Anh | 02/01/2023, 17:45

Định hướng đến năm 2025, hướng tới tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%.

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ TT-TT, phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.

Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030, và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các nền tảng số nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động doanh nghiệp, Bộ TT-TT đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các nền tảng xuất sắc, có uy tín với những ưu đãi để doanh nghiệp phát triển.

Bộ TT-TT cho biết theo số liệu tạm ước tính, đóng góp của kinh tế số cho GDP trong 9 tháng đầu năm 2022 khoảng 14,26%, trong đó kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.

huong-toi-ty-le-dan-so-truong-thanh-co-chu-ky-sochu-ky-dien-tu-ca-nhan-dat-tren-50-.jpg
Ảnh: Internet

Trong năm 2023, Bộ TT-TT sẽ tập trung làm điển hình thúc đẩy kinh tế số và xã hội số ở một số địa phương (như Hải Phòng, Nam Định, Bình Định...) để rút kinh nghiệm nhân rộng.

Khảo sát, đánh giá hiệu quả triển khai thực tế và rút kinh nghiệm đối với hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp SME; triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tăng cường đội ngũ mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp.

Xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi sự phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia; xây dựng diễn đàn kết nối chuyên gia, nhà khoa học với cá nhân, tổ chức nhằm gắn kết sức mạnh tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Về định hướng đến năm 2025, theo Bộ TT-TT, kinh tế số mở ra không gian tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam, là động lực cốt lõi của tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kinh tế số giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần giải bài toán khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách nông thôn với thành thị và giảm ô nhiễm môi trường.

Thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số, giao dịch điện tử hướng tới các mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%...

Về xã hội số, hướng tới tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.

Ngoài ra, Bộ TT-TT cũng hướng tới mục tiêu đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế số, bao gồm kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, dịch vụ số trên mạng, giải trí trực tuyến, dịch vụ nội dung số trực tuyến, kinh tế thuật toán và các mô hình kinh doanh số khác trên Internet.

Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, bưu chính, logistics, du lịch, tài chính, ngân hàng...

Bài liên quan
Tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các loại hình giao dịch điện tử phục vụ quản lý, điều hành, xử lý công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; ưu tiên nguồn lực để triển khai công tác này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng tới tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số/chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%