Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối ngày thứ tư. Đây cuộc nói chuyện đầu tiên của họ kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Joe Biden có cuộc điện đàm đầu tiên với Tập Cận Bình kể từ khi làm Tổng thống

Anh Tú (theo CNN) | 11/02/2021, 11:32

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối ngày thứ tư. Đây cuộc nói chuyện đầu tiên của họ kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Cuộc gọi chào hỏi giữa 2 nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đề cập đến một loạt vấn đề trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang leo thang.

Biden ưu tiên các vấn đề kinh tế và quân sự, đồng thời đề cập đến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, gồm biến đổi khí hậu và hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời kêu gọi Trung Quốc giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến việc sử dụng bất chính công nghệ, gian lận thương mại và vi phạm nhân quyền.

Nguồn tin từ một quan chức cấp cao Mỹ cho biết từ trước khi diễn ra cuộc gọi rằng: Biden sẽ đề cập ông Tập về những vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Trung Quốc và các hành động thù địch đối với Hồng Kông. Biden đã lên kế hoạch "chỉ ra rằng đây không chỉ là các giá trị Mỹ theo đuổi mà đó là các giá trị phổ quát.

Trong khi đó, bản tin của Nhà Trắng về cuộc gọi được công bố vào tối thứ tư cho biết Biden "khẳng định các ưu tiên của ông là bảo vệ an ninh, thịnh vượng, sức khỏe và cuộc sống của người dân Mỹ cũng như gìn giữ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Bản tin nói thêm rằng Biden "nhấn mạnh những lo ngại cơ bản của ông về các hoạt động kinh tế thiếu tự do và gian lận của Bắc Kinh, tình trạng đàn áp ở Hồng Kông, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, và các hành động ngày càng quyết đoán trong khu vực, gồm cả đối với Đài Loan". Đây là những cáo buộc mà Trung Quốc vốn nhiều lần bác bỏ.

Theo quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ với CNN, chính quyền mới của Mỹ đang lên kế hoạch xem xét lại một cách toàn diện các quan điểm của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, gồm việc trừng phạt các hành vi thương mại gian lận và các hoạt động quân sự đối nghịch ở châu Á, đồng thời thừa nhận theo đuổi một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là có thể chấp nhận Trung Quốc trong vấn đề này nhưng sẵn sàng chỉ trích Trung Quốc trong các vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề nhân quyền.

Một điều sẽ vẫn được duy trì là thuế quan của chính quyền Trump áp đặt đối với Trung Quốc.

Vị quan chức cấp cao cho biết: "Chúng ta vẫn duy trì các mức thuế vốn được áp dụng trong vài năm qua, không phải vì chúng ta nghĩ rằng cuộc chiến thương mại đó đặc biệt thành công, mà là vì chúng ta tin rằng mình phải rất thận trọng, tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh và đối tác, với sự tham vấn của Quốc hội. Hãy làm việc thông qua các nguồn đòn bẩy mà chúng ta có".

Các quan chức chính quyền Mỹ cũng đã lên án các cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Tuần trước, Hải quân Mỹ cũng đã điều một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường đi qua eo biển Đài Loan. Đó là lần đầu tiên dưới thời chính quyền Biden, một tàu chiến Mỹ đã đi qua tuyến đường biển ngăn cách Trung Quốc và Đài Loan.

Quan chức này nói rằng chính quyền Biden nhận thấy "những vấn đề sâu sắc" với cách thức mà chính quyền Trump tiếp cận mang tính cạnh tranh với Trung Quốc và đó là một trong những vấn đề mà họ hiện đang xem xét như một phần của chính sách lớn hơn về Trung Quốc.

Hôm thứ tư, ông Biden thông báo rằng Bộ Quốc phòng đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm tập trung vào chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc.

"Hôm nay, tôi đã được thông báo tóm tắt về việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới lo việc Trung Quốc thuộc DoD (Bộ Quốc phòng) mà Bộ trưởng Austin đang đảm trách để bao quát chiến lược, quy trình hoạt động, công nghệ, hỏa lực của chúng ta và nhiều hơn nữa", Tổng thống Biden tuyên bố trong lần thăm Lầu Năm Góc đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.

Biden cho biết lực lượng đặc nhiệm sẽ tập trung các chuyên gia dân sự và quân sự trong Bộ Quốc phòng và sẽ gửi các khuyến nghị cho Bộ trưởng Austin "trong vòng vài tháng tới" về "các ưu tiên chính và các điểm mấu chốt".

"Nó sẽ đòi hỏi nỗ lực của toàn chính phủ, sự hợp tác của lưỡng đảng trong Quốc hội, cũng như các liên minh và quan hệ đối tác mạnh mẽ. Đó là cách chúng ta sẽ đối mặt với thách thức Trung Quốc và đảm bảo người dân Mỹ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ở tương lai", Biden nói.

Biden đã tiếp xúc với  Tập trong vai trò Phó Tổng thống dưới thời Obama và có hiểu biết tương đối nhiều về phía Trung Quốc. "Biden biết mình muốn làm gì liên quan đến các hành động và chính sách của Trung Quốc" và muốn đảm bảo "các đường dây liên lạc cởi mở ... để chúng ta có thể vượt qua các thách thức", quan chức cấp cao đưa ra nhận định với CNN.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Joe Biden có cuộc điện đàm đầu tiên với Tập Cận Bình kể từ khi làm Tổng thống