Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Research Communications, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể được đảo ngược bằng cách làm lạnh vùng cực.

Kế hoạch ‘tái đông lạnh' 2 vùng cực để Trái đất khỏi nóng lên liệu có khả thi?

Hoàng Vũ | 21/09/2022, 16:52

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Research Communications, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể được đảo ngược bằng cách làm lạnh vùng cực.

Các nhà nghiên cứu khẳng định ý tưởng ấy đầy tham vọng dù có vẻ giống như một âm mưu điên rồ từ một bộ phim bom tấn khoa học viễn tưởng, nhưng nó "khả thi và có chi phí thấp". Trong nghiên cứu, các nhà khoa học gợi ý sử dụng công nghệ can thiệp khí hậu phun aerosol tầng bình lưu (SAI) bằng việc dùng máy bay phản lực phun các hạt aerosol siêu nhỏ vào khí quyển để "tái đông lạnh" khu vực xung quanh Bắc Cực và Nam Cực.

Giáo sư Wake Smith (Đại học Yale, Mỹ), tác giả nghiên cứu cho biết "Kế hoạch sẽ làm giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu. Chi phí cho kế hoạch ước tính khoảng 11 tỉ USD mỗi năm, chưa bằng 1/3 chi phí hạ nhiệt 2 độ C toàn bộ Trái đất bằng các biện pháp khác”.

bang-tan-2.png
Hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể được đảo ngược bằng cách làm lạnh các vùng cực - Ảnh: Newsweek

Theo nghiên cứu, kế hoạch sẽ chỉ nhắm vào các vùng cận cực thay vì can thiệp toàn cầu như đa số hoạt động sai khác, như chặn băng vĩnh cửu tan chảy ở vĩ độ cao giúp ngăn mực nước biển dâng cao. Các máy bay sẽ có nhiệm vụ phun đám mây gồm các hạt SO2 cực nhỏ ở độ cao 13km, 60 độ vĩ bắc và nam, ngăn nhiệt từ ánh sáng Mặt trời chiếu xuống khu vực này, đủ để làm mát những nơi này khoảng 2 độ C mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu cho biết, các khu vực như miền nam Alaska và mũi phía nam Patagonia có thể quay về mức nhiệt gần với nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Khi đám mây hạt trôi dần về phía các cực theo gió, chúng sẽ che phủ một phần bề mặt Trái đất bên dưới. Nhóm nghiên cứu tiết lộ kế hoạch của họ sẽ được triển khai phía trên khu vực có chưa đến 1% dân số thế giới và gần như không có hoạt động nông nghiệp.

"Bắc Cực phải đối mặt với mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, nhiệt độ nóng lên gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Nhiệt độ bề mặt trung bình hằng năm tăng hơn 3 độ C từ năm 1971 đến năm 2019. Mức độ băng trên biển tháng 9 từ năm 2010 đến năm 2019 thấp hơn 40% so với giai đoạn từ 1979-1988…

Dự đoán vào giữa thế kỷ này, nếu không phải là sớm hơn, băng biển ở Bắc Cực vào mùa hè có thể sẽ biến mất, gây ra hậu quả thảm khốc về khí hậu cho toàn hành tinh. Do đó, phun aerosol vào tầng bình lưu là một biện pháp can thiệp có triển vọng nhằm làm giảm sự nóng lên toàn cầu”, chuyên gia Smith cho biết.

Tác giả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kế hoạch này không phải là sự thay thế cho các chiến lược ngăn chặn biến đổi khí hậu khác, gồm cả giảm thiểu, loại bỏ carbon dioxide (CO2). Ông Smith nói: “Phần lớn các mô phỏng liên quan đến việc phun aerosol trên toàn cầu để giảm nhiệt độ. Nghiên cứu này xem xét một kế hoạch bổ sung chứ không phải kế hoạch thay thế, và chỉ được triển khai ở vùng cận cực”.

"Có lẽ đáng quan tâm nhất, nhiều thay đổi do phát thải khí nhà kính trong quá khứ và tương lai là không thể đảo ngược trong nhiều thế kỷ, thiên niên kỷ. May mắn thay, việc làm mát các vùng cực bằng cách giảm bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ khả thi và rẻ đáng kể. Chúng tôi đề xuất chỉ phun aerosol vào các tháng mùa xuân và đầu mùa hè, tức là từ tháng 3 đến tháng 6 ở Bắc Cực và từ tháng 9 đến tháng 12 ở Nam Cực”, Giáo sư Smith nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
10 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kế hoạch ‘tái đông lạnh' 2 vùng cực để Trái đất khỏi nóng lên liệu có khả thi?