Vài năm trước, khi phim nước ngoài áp đảo trên các kênh truyền hình trong nước, các nhà làm phim Việt Nam đã tìm hướng hợp tác sản xuất, và tự sáng tạo ra nhiều sản phẩm nhằm giành lại thị trường phim Việt như hôm nay. Tuy nhiên, trong số những sản phẩm đó, không ít những sản phẩm “bắt chước” mà nhiều người cho là "học tập" khiến cho một số phim có những chi tiết kệch cỡm với người Việt.

Kệch cỡm văn hóa Hàn trong phim ảnh Việt Nam

Một Thế Giới | 14/04/2015, 06:00

Vài năm trước, khi phim nước ngoài áp đảo trên các kênh truyền hình trong nước, các nhà làm phim Việt Nam đã tìm hướng hợp tác sản xuất, và tự sáng tạo ra nhiều sản phẩm nhằm giành lại thị trường phim Việt như hôm nay. Tuy nhiên, trong số những sản phẩm đó, không ít những sản phẩm “bắt chước” mà nhiều người cho là "học tập" khiến cho một số phim có những chi tiết kệch cỡm với người Việt.

Từ những phim hợp tác Hàn Quốc
Phim Tuổi thanh xuân đã gây tranh cãi sôi nổi từ khi tập 1 của bộ phim lên sóng. Đặc biệt là giọng lồng tiếng không hợp với diễn biến tâm lý của các diễn viên Nhã Phương, Hồng Đăng, Việt Anh…. Trong khi đó, diễn xuất của các diễn viên Hàn Quốc như Kang Tae Oh hay Eun Hyuk thì được đánh giá là chừng mực, tinh tế hơn. Đây được xem là một bất lợi không nhỏ cho diễn viên Việt khi vốn dĩ, các sao Hàn Quốc đã ăn sâu vào tâm lý của tuổi teen. Hơn nữa, đây là phim hợp tác nhưng văn hoá Hàn Quốc có phần áp đảo, các nhà làm phim Hàn đã khéo léo quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người họ tới khán giả Việt qua những đặc sản xứ Hàn, làm cho người xem có cảm giác như xem phim Hàn có diễn viên Việt tham gia.
van hoa Han, phim anh Viet Khung cảnh lãng mạn trong một cảnh quay của "Tuổi thanh xuân"
Hay với Mùi ngò gai (hợp tác Hàn Quốc) được công chiếu từ những năm trước, khán giả háo hức đón xem để rồi thất vọng bởi “hương Hàn, vị Việt”  biến thành “mùi kim chi” bởi những nét văn hóa Hàn quá đậm nét trong phim. Rồi trước đây, rất nhiều phim Việt hóa phim Hàn cũng từng áp đảo động lực sáng tạo của các nhà làm phim truyền hình Việt Nam. Hàng chục phim Hàn được Việt hóa lần lượt được phát trên sóng truyền hình như: Anh em nhà bác sĩ, Gia đình hạnh phúc, Cô nàng bướng bỉnh… Đây không  phải là phim dở nhưng chưa phản ánh được đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và tạo ra những giá trị văn hóa ngoại lai không phù hợp.
Đến những bộ phim trong nước
Nếu như “đổ lỗi” cho những bộ phim hợp tác nên mang đậm văn hóa ngoại thì những bộ phim trong nước các đạo diễn cũng “tranh thủ ăn theo” xu hướng của nhà làm phim nước ngoài. Nhạc sĩ Xuân Nghĩa chia sẻ: “Tôi có xem một bộ phim trên truyền hình, trong đó có cảnh ông giám đốc công ty Việt Nam chỉ đạo nhân viên bảo vệ phải giải quyết ngay việc gấp. Sẽ không có gì để nói, nếu anh bảo vệ mặc sắc phục chỉ “Dạ” mà không cúi người gần 90 độ trong các phim Hàn. Có thể đạo diễn cho rằng đó là Văn hóa doanh nghiệp cần học hỏi, nhưng quên rằng quan niệm người Việt chỉ thờ cha thờ mẹ trên đầu, chứ không cúi đội bất kỳ ai lên đó, nên việc nhân viên cúi gập đầu trước sếp là chuyện phi thực tế tại Việt Nam. Việc “học tập” này tôi cho là sự bắt chước kệch cỡm từ phim Hàn của những đạo diễn muốn tìm lối thoát nhanh”.
Ngay cả trong các bộ phim về giới showbiz, người xem thường thấy cảnh các phóng viên lao vào phỏng vấn, dí cả chục chiếc máy ảnh với ống kính dài ngoằng vào tận mặt nhân vật. Thế nhưng, bất kỳ một tay máy chuyên nghiệp nào cũng hiểu những ống kính dài (kính tele) chỉ dùng để chụp ở khoảng cách xa, nếu dí sát mặt thì chỉ chụp được con mắt nhân vật. Những chi tiết này do đạo diễn bắt chước các cảnh “săn tin” trong các phim Hàn thời trang, mà không hiểu cách tác nghiệp thực tế của các phóng viên Việt Nam thế nào, nên không ít những nhà báo đã cười khẩy khi xem các cảnh vô lý này.
van hoa Han, phim anh Viet 
Kịch bản theo kiểu " Bình cũ rượu mới"  làm cho người xem "Bỗng dưng muốn khóc"  luôn mong mỏi những tập tiếp theo.
Dễ nhận ra sự “lai Hàn” trong phim Việt chính là cách xưng hô. Nếu như người Việt giới thiệu “đây là ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng giám đốc công ty”, thì nhiều phim lại giới thiệu theo kiểu “đây là Tổng giám đốc Minh”. Hoặc người Việt sẽ gọi đồng nghiệp là “thưa anh Tâm”, thì nhiều phim lại gọi “thưa trưởng phòng Tâm”. Vì sao cách gọi ấy là kệch cỡm? Vì trong ngoại giao, người Việt luôn tôn trọng họ tên trước rồi mới đến chức vụ. Còn trong giao tiếp hằng ngày, chỉ cần gọi tên nhau là được, tránh sự khệnh khạng về chức vụ, tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên.   
Lối đi nào cho điện ảnh Việt Nam
“Bắt chước” cũng là một cách học tập hiệu quả, tuy nhiên áp dụng cho phù hợp với từng địa phương mới là quan trọng. Các màu sắc trong phim Việt Nam giờ đã đẹp hơn bởi áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao như HD, 3D, nhờ vào sự học hỏi các chuyên gia kỹ thuật dựng phim từ các nước. Nhưng bắt chước nguyên si nội dung lại là chuyện khác. Các hãng phim chỉ bán bản quyền nội dung phim, chứ không bán “văn hóa” của họ cho chúng ta. Tại sao các nhà làm phim tự làm khó mình khi cứ phải lôi văn hóa của người ta ấn vào phim mình rồi hô hào “phim Việt”? Một phần cũng do chính thị hiếu còn dễ dãi trong khán giả, nên sẽ có không ít những bộ phim tệ, chất lượng thấp, tiếp tục ra đời. Đã đến lúc các nhà làm phim cần phải sáng tạo ra các sản phẩm điện ảnh có chiều sâu, mang đậm hồn Việt để phục vụ khán giả. Người yêu nghệ thuật vẫn mong mỏi những bước tiến mới rạng rỡ và mang màu sắc Việt cho điện ảnh Việt Nam.
Sơn Phạm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiều và tối 5.5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông
2 giờ trước Sự kiện
Kết thúc đợt nắng nóng diện rộng, nhiều khu vực trên cả nước xuất hiện mưa dông, có nơi mưa to.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kệch cỡm văn hóa Hàn trong phim ảnh Việt Nam