Theo hãng tin Deutsche Welle, NATO đang đối mặt thử thách về đoàn kết nội bộ khi một số nước thành viên kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng.

Kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng trong NATO

Cẩm Bình | 18/01/2023, 11:52

Theo hãng tin Deutsche Welle, NATO đang đối mặt thử thách về đoàn kết nội bộ khi một số nước thành viên kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng.

Nước Lithuania thành viên NATO nằm ở vị trí địa chính trị rất nguy hiểm: phía tây nam giáp Nga, phía đông lại có chung đường biên giới dài 680km với Belarus - đồng minh thân thiết của Nga. Thứ trưởng Quốc phòng Zilvinas Tomkus nhấn mạnh: “Chúng tôi phải nghiêm túc trong vấn đề phòng thủ vì ở sát Nga và Belarus”.

Chính phủ Lithuania tuyên bố chi tiêu quốc phòng năm 2023 sẽ đạt 2,52% GDP, nhưng Thứ trưởng Tomkus nói rằng họ sẵn sàng chi nhiều hơn nữa để hiện đại hóa lực lượng vũ trang lẫn hạ tầng quân sự.

“Đối với chúng tôi, 2% GDP nên là mức sàn chứ không phải mức trần”, theo Thứ trưởng Tomkus. Một trong 8 nhóm tác chiến NATO đang đóng quân tại Lithuania.

kenato00.jpg
Lithuania chi mạnh tay cho quốc phòng - Ảnh: AP

Những nước nào kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng?

Cùng với Ba Lan và Anh, Lithuania đang nỗ lực thúc đẩy NATO chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Thứ trưởng Tomkus nhấn mạnh: “Nếu nghiêm túc trong việc đảm bảo và tăng cường khả năng phòng thủ - răn đe, nếu muốn bảo vệ từng phần lãnh thổ thì khối NATO cần tăng chi tiêu quốc phòng”.

Hiện tại đa số nước thành viên NATO đều dự kiến đạt mức chi tiêu tối thiểu 2% GDP vào năm 2024. Mức mục tiêu này được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 ở Xứ Wales, ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga.

Chuyên gia an ninh châu Âu Kristine Berzina (tổ chức tư vấn Quỹ Marshall) cho biết: “Thảo luận về chia sẻ gánh nặng phòng thủ gay gắt nhất dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng thảo luận này đã có từ trước đó và sẽ tiếp tục kéo dài”.

Vì sao phải tăng chi tiêu quốc phòng?

Theo chuyên gia Berzina, vào những năm 1990 từng xuất hiện suy nghĩ không cần chi cho quốc phòng nữa. Vì vậy chi tiêu quốc phòng giảm đáng kể.

“Nhưng giờ đây chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm hơn cả thời Chiến tranh lạnh. Chi tiêu quốc phòng nên phù hợp với thực tế”, chuyên gia Berzina nói thêm.

Bà lưu ý đến tình trạng kho vũ khí và năng lực chuẩn bị chiến đấu yếu kém ở nhiều nước thành viên NATO, trong đó có Đức. Chuyên gia Berzina cho rằng cần khắc phục vấn đề để khối đủ sức cạnh tranh với Nga hay Trung Quốc trong tương lai - một nỗ lực cần đầu tư rất nhiều.

“Đầu tàu” Đức chi quá ít

Trong khi quốc gia tiền tuyến như Lithuania chi vượt mức 2% GDP, một số nước thành viên khác như Bỉ và Đức nhiều năm qua chi tiêu rất ít cho quốc phòng. Chuyên gia Berzina nhận định khoảng cách giữa các nước sắp tới sẽ còn lớn hơn nữa.

Hầu hết nước thành viên NATO đều chưa đạt mức mục tiêu hiện tại. Đức ước tính chỉ chi 1,44% GDP cho quốc phòng trong năm 2022, Bỉ đến năm 2030 chỉ mới lên tới 1,54% GDP. Các nhà ngoại giao cho biết Bỉ, Đức, Canada phản đối mạnh mẽ nỗ lực yêu cầu tuân chủ chặt chẽ mức chi tiêu quốc phòng nội khối. Đây là vấn đề sắp được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO giữa tháng 2 tới.

kenato01.jpg
Đức chi cho quốc phòng không nhiều - Ảnh: DW

Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố giữ vững cam kết nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP: “Ngân sách đầy đủ và liên tục tăng trần ngân sách là mấu chốt để hiện đại hóa quân đội Đức, cho phép Đức trở thành đối tác quốc tế đáng tin cậy có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn”.

Thử thách về đoàn kết nội bộ

Chuyên gia Berzina không cho rằng vấn đề tăng chi tiêu quốc phòng đủ sức đe dọa đoàn kết nội bộ NATO, nhưng để khối đạt được thống nhất sẽ cần “một cuộc chiến hỗn loạn”.

Thứ trưởng Tomkus cũng nhận định NATO sẽ phải trải qua một cuộc tranh luận khó khăn và đầy thách thức mới đạt thống nhất cuối cùng, có khả năng là vào hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng trong NATO