Chiếc xe khách từ từ lăn bánh đưa tôi về với cuộc sống hối hả và bận rộn nơi Sài thành khao khát tết xưa. Xa, ngày càng xa những nương rẫy cà phê, mùi hoa thơm nồng, những rừng thông vi vu mờ mờ dưới làn sương sớm và cả con người hồn hậu chất phác nơi đây. 

Khao khát Tết xưa

Một Thế Giới | 10/02/2014, 11:35

Chiếc xe khách từ từ lăn bánh đưa tôi về với cuộc sống hối hả và bận rộn nơi Sài thành khao khát tết xưa. Xa, ngày càng xa những nương rẫy cà phê, mùi hoa thơm nồng, những rừng thông vi vu mờ mờ dưới làn sương sớm và cả con người hồn hậu chất phác nơi đây. 

Tất cả hương và sắc đó làm tôi nhớ da diết núi rừng Tây Nguyên, nhớ cả những cái Tết đầm ấm xưa kia.

Tết, cách đây hơn mười năm, khi tôi còn là một cô học trò tiểu học ngây ngô là cả một hồi ức đẹp len lỏi vào từng giấc mơ tuổi thơ, nhưng cũng là niềm day dứt, niềm nhớ, niềm thương của hiện tại.

Thời gian qua đi, nhiều thứ thay đổi quá.

Tết xưa bắt đầu từ những ngày đầu tháng Chạp, bà nội cùng mẹ tôi và mấy thím tất tả bắt đầu cho hành trình chuẩn bị Tết. Nào là phơi củ kiệu, xay bột làm bánh tráng, hái dừa, đào gừng rim làm mứt khao khát tết xưa,…

Đối với mấy đứa nhỏ tụi tôi lại càng chộn rộn, một buổi đến trường một buổi trốn ngủ trưa khóc lóc inh ỏi chỉ để đổi lại cái gật đầu được cùng tham gia cái không khí tất bật ấy nhưng: “Tụi bây chỉ được cái ăn hại” là lời người lớn thường nói.

Mấy đứa nhỏ thì làm được gì chỉ giỏi phá, lá chuối vừa được hái xuống đã bị làm rách tơi tả, bột bánh cũng bôi đầy người nhưng ai ai trên môi cũng nở nụ cười vui vẻ. Tối 29 tết thường nấu bánh Tét, đám nhỏ có đứa nào chịu ngủ, cùng nhau chơi đùa hát hò ầm ĩ quanh nồi bánh đến khi mệt lả người ngủ thiếp đi trong lòng mẹ, môi vẫn nở nụ cười tươi.

Nhưng bây giờ, có khi năm mới còn đôi ba ngày nữa gõ cửa, miền thôn quê vùng cao mới hối hả ra chợ hoặc tiệm tạp hóa lớn mua tất tần tật bánh trái cho ngày Tết. Nhà nào siêng lắm cũng chỉ gói nồi bánh nho nhỏ rồi đám nhỏ năm nào giờ đã thành những cô cậu sinh viên hẹn nhau ngồi chuyện trò quanh nồi bánh mong tìm lại chút tháng ngày xưa.

Ngày ấy, mùng một tết đứa nào cũng dậy thật sớm sau một đêm háo hức đến quên cả ngủ mong được khoác bộ quần áo đẹp xúng xính. Thuở đó còn khó khăn có được dăm ba bộ đồ Tết là niềm vui cả năm.

Theo chân ba mẹ đi viếng mộ rồi về chúc tết ông bà nhận những phong bao lì xì đỏ tươi chúng tôi lại chạy đi tìm nhau khoe đứa nào nhiều hơn thỏa cái lòng ganh tị ngây ngô lúc đó và những địa điểm đi chơi tết.

Nhưng cái ganh tị đó thoáng qua đi như một cơn gió nhẹ chúng tôi lại rủ nhau đi chơi. Một đám gần chục đứa 7, 8 tuổi nắm tay kéo nhau ra ngoài Thị trấn. Trên đường đi không quên ghé qua quán bà Tự đầu xóm mua miếng dưa hấu mỏng hai bên được xát đầy muối ớt.

Ngày Tết đâu thiếu gì bánh mứt nhưng đối với chúng tôi nó là một món ăn vặt tuyệt vời nhất. Để ra Thị trấn từ thôn tôi phải qua một dòng sông nhỏ, con đò của cô hai chở chúng tôi qua sông, mỗi lượt đi lúc đó tốn một ngàn đồng.

Tụi tôi dắt tay nhau chạy thật nhanh đến hội chợ thở hồng hộc nhưng ánh mắt lại hào hứng nhìn chăm chăm vào các gian hàng. Con đường nào có phải ngắn cũng ngón ngét hai cây số vậy mà lúc đó tụi tôi nào có thấy xa xôi gì. Điểm hấp dẫn tụi tôi chính là vòng quay của những chú ngựa, sư tử, thỏ.

Chúng tôi chọn cho mình một con vật ưa thích rồi leo lên nhún nhảy la hét. Tất cả tiền lì xì đều cuốn theo tiếng nhạc và những vòng quay. Hết tiền lại dắt nhau về không quên ngoảnh đầu lại trong niềm tiếc nuối.

Chúng tôi lại quay về nhà yên phận làm con ngoan không bước ra ngoài, ai ngờ đâu chúng tôi đang mong ngóng những phong bao lì xì để tiếp tục hành trình ra Thị trấn.

Tết nay những đứa trẻ trạc tuổi tôi khi ấy cũng có tiền lì xì nhưng là để dành mua những mô hình, xe điều khiển từ xa hoặc lao đầu vào các tiện internet vì khao khát tết xưa. Chúng cũng không còn háo hức được đi hội chợ xuân.

Giờ đây khi cuộc sống gắn bó với Sài Gòn, một năm chỉ về thăm nhà đôi ba lần đặc biệt là dịp Tết lại càng làm lòng tôi khao khát cái cảm giác đó. Tết giờ đối với tôi là những ngày tháng đáng quý nhàn rỗi được sum họp bên gia đình sau những chuỗi ngày dài xa nhà.

Còn đối với những đứa nhỏ quanh năm ở nhà chỉ là những ngày thoát khỏi cảnh học sáng, học chiều với chiếc cặp nặng trịch gần bằng số ký với mình.

Đã qua rồi cái háo hức, chờ mong, chộn rộn mỗi độ tết đến xuân về.

Thiên Ngọc

Ảnh bìa: Chợ hoa xưa những ngày giáp Tết. Ảnh: TL

>> Xem thêm tin tức sự kiện địa điểm đi chơi tết
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thắng lớn vụ lúa hè - thu
Nông dân An Giang, Đồng Tháp thường sản xuất ba vụ lúa trong năm. Mỗi nơi tùy vào thời điểm nước lũ rút, khả năng điều tiết nước, mật độ sâu rầy, ngành bảo vệ thực vật sẽ cho lịch gieo sạ sớm hoặc trễ hơn. Năm nay, các vùng này xuống giống khoảng 1,4 triệu hecta vụ hè - thu, phần lớn từ tháng 3 nên cho thu hoạch sớm hơn năm trước (chính vụ vào tháng 6-7).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khao khát Tết xưa