Trước tình trạng đỉnh triều cường tại TP.HCM liên tục lập kỷ lục, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo các sở, ngành tập trung thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng ngập nước do triều cường trên địa bàn thành phố.

Khắp nơi ngập nặng vì triều cường, TP.HCM tìm giải pháp ứng phó

Phan Thị Diệu | 05/10/2019, 22:08

Trước tình trạng đỉnh triều cường tại TP.HCM liên tục lập kỷ lục, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo các sở, ngành tập trung thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng ngập nước do triều cường trên địa bàn thành phố.

UBND TP.HCM đề nghị các chủ đầu tư đang thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố khẩn trương và thực hiện nghiêm các phương án dẫn dòng; khắc phục nhanh chóng, kịp thời các vị trí hư hỏng làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước hiện hữu. Đồng thời, xây dựng phương án ngăn chặn tình trạng tràn bờ tại các khu vực thi công; đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm sớm đưa dự án vào vận hành, khai thác và phát huy hiệu quả thoát nước, chống ngập cho khu vực.

Nhằm hạn chế tình trạng tràn bờ gây ngập trên các tuyến đường và khu vực xung quanh, UBND TP.HCM yêu cầu Sở Xây dựng và UBND các quận huyện tổ chức rà soát các trường hợp bị tràn bờ, vận động, hướng dẫn người dân xây dựng các đoạn tường chắn tạm, đắp tạm đê bao…. Song song đó, thực hiện phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; thực hiện đầy đủ phương châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”; triển khai ứng cứu tại các vị trí bờ bao xung yếu có khả năng sạt lở.

Cạnh đó, thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị công ích hoặc đơn vị thuê bao cung ứng dịch vụ công ích tăng cường vệ sinh tại các tuyến đường, vỉa hè nhằm hạn chế tình trạng rác thải lấp bít các miệng thu, trên kênh, rạch làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kẹt các van ngăn triều cường tại các cửa xả.

Ngoài ra, UBND TP.HCM còn giao Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Đơn vị này cần theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án, kịp thời khắc phục những vị trí hư hỏng của hệ thống thoát nước và hạng mục các công trình phụ trợ; rà soát các vị trí bờ bao có khả năng tràn, xung yếu, kịp thời gia cố để hạn chế tình trạng xâm nhập triều. Tổ chức trực hiện trường các vị trí ngập nước, thực hiện công tác vớt rác miệng thu hố ga trước, trong và sau mưa; bố trí rào chắn, biển báo và phân luồng giao thông tại các vị trí bị ngập nặng,... nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập trên các tuyến đường.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, TP.HCM đã bước vào đợt triều cường cuối tháng 9 với đỉnh triều cao nhất từ đầu năm đến nay. Đơn cử như trong ngày 29.9, mực nước tại trạm Phú An cao khoảng 1,68 m còn trạm Nhà Bè cao khoảng 1,69 m, vượt báo động 3 gần 20 cm. Đến chiều ngày 30.9, đỉnh triều tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đạt mốc 1,77 m và 1,80 m tại trạm Nhà Bè (sông Đồng Điền) - cao hơn 3 cm so với dự báo trước đó. Mức này đã vượt qua kỷ lục đỉnh triều 1,72 m trên sông Sài Gòn vào tháng 12.2017.

Việc triều cường dâng cao đã khiếntình trạng ngập lụt nặng xảy ra trên diện rộng ở các quận huyện như quận 7, 8, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè…

Nhiều chuyên gia dự báo đến cuối năm, TP.HCM sẽ còn gặp nhiều đợt triều cường cao hơn mốc kỷ lục 1,8 m, nguyên nhân là biến đổi khí hậu và sụt lún nền đất.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
5 giờ trước Sự kiện
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khắp nơi ngập nặng vì triều cường, TP.HCM tìm giải pháp ứng phó