Quá trình cải cách kinh tế Việt Nam của chính phủ mới đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng đã có khá nhiều bước chuyển đáng chú ý.

Khi cải cách luật pháp vẫn còn lúng túng

Nhàn Đàm | 22/07/2016, 11:19

Quá trình cải cách kinh tế Việt Nam của chính phủ mới đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng đã có khá nhiều bước chuyển đáng chú ý.

Tuy nhiên, tốc độ cải cách của một lĩnh vực mang tính nền tảng diễn ra song song với cải cách kinh tế là cải cách về thể chế và luật pháp lại có vẻ như không diễn ra với một tốc độ tương tự.

Dường như trong khi các nỗ lực của chính phủ mới đang nới rộng môi trường đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế, thì các nỗ lực cải cách về luật pháp lại đang có xu hướng diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Không phải ngẫu nhiên khi tần suất các điều luật và quy định mới được ban hành gặp phải sự chỉ trích khá gay gắt từ phía người dân và cộng đồng doanh nghiệp lại liên tục diễn ra trong thời gian vừa qua. Một khi luật pháp chưa rõ ràng, nó có thể trở thànhvật cản lớn nhất đối với quá trình cải cách nền kinh tế.

Dễ dàng nhận thấythực tế diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam thời gian gần đây, đó là: trong khi chính phủ mới đang nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động thông qua cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như một nỗ lực cải cách nền kinh tế, thì những điều chỉnh về mặt pháp luật và thể chế lại không diễn ra với một tốc độ tương ứng.

Song song với những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các DN phát triển của chính phủ, thì các điều luật mới được ban hành gần đây lại có xu hướng tăng mức kiểm soát và ràng buộc hoạt động của các DN. Không phải ngẫu nhiên khi liên tiếp có những quy định về pháp lý mới được ban hành hoặc đưa ra lấy ý kiến đã bị người dân và cộng đồng DN phản ứng khá gay gắt trong thời gian vừa qua.

Một vụ việc khá đình đám và tốn nhiều giấy mực của báo chí trong những ngày vừa qua là việc liên quan đến phản ứng của giới khởi nghiệp (startup) với điều 292 của bộ Luật hình sự 2015. Cụ thể, điều 292 của bộ Luật hình sự quy định về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông; đặc biệt là quy định ở điểm e, khoản 1 điều 292 về “các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật”.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, và đặc biệt là của cộng đồng khởi nghiệp (startup) thì phạm vi điều chỉnh của quy định này quá rộng lại vừa không cụ thể, và có thể trở thành một rào cản cực lớn đối với các dự án khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin, có thể khiến hầu hết các cá nhân có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chùn bước hoặc chọn cách chuyển sang đăng ký kinh doanh tại nước ngoài như Singapore.

Theo trả lời chính thức của Bộ Tư pháp, thì mục đích của quy định trong điều 292 này nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật trên mạng máy tính và mạng Internet; tuy nhiên những quy định khá mù mờ và thiếu cụ thể của nó được các doanh nghiệp khởi nghiệp phản ánh rằng họ có thể sẽ bị quy trách nhiệm và thậm chí là bị xử lý hình sự bất cứ lúc nào với quy định này.

Ngoài ra, một thực tế là hầu hết các quốc gia trong khu vực khuyến khích khởi nghiệp mà Việt Nam cũng đang hướng đến, thì lại không có những quy định này, và nó có thể thúc đẩy một làn sóng các startup của Việt Nam chuyển sang đăng ký hoạt động và nộp thuế tại các quốc gia trong khu vực có những quy định linh hoạt và phù hợp hơn.

Nói cách khác, những quy định trong điều 292 đang có xu hướng đi ngược lại với chủ trương cải cách kinh tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động của Nhà nước và chính phủ. Chỉ đến khi giới startup Việt Nam phản ứng khá mạnh thì Bộ Tư pháp mới hứa sẽ xem xét sửa đổi những quy định trong điều 292 bộ Luật hình sự này.

Vụ việc liên quan đến điều 292 bộ Luật hình sự ảnh hưởng đến các DN startup chưa kịp lắng xuống, thì một dự thảo luật khác lại xuất hiện và đang gây ra cơn bão phản ứng còn lớn hơn nhiều từ phía cộng đồng doanh nghiệp: đề xuất kiểm soát và kê khai tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, theo dự thảo luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Dù mới chỉ là dự thảo được đưa ra để lấy ý kiến, nhưng đề xuất này đang trở thành tâm điểm gây ra một phản ứng dữ dội từ phần lớn các DN trên cả nước, khi hầu hết đều coi đây là một quy định không phù hợp và vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân, cũng như về quyền con người.

Cụ thể, điều 112 dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã bổ sung những điều liên quan đến DN, trong đó quy định: “Người giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập”.

Các tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm: đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở và các công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý; tài sản và tài sản ở nước ngoài, các loại giấy tờ, … Đây được xem là lần đầu tiên có một quy định yêu cầu kê khai tài sản cá nhân của các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, bên cạnh việc kê khai và kiểm soát thu nhập của những cá nhân này vốn đã được thực hiện trong nhiều năm qua.

Quy định mới ở mức đề xuất và mang ra lấy ý kiến này ngay lập tức gặp phải sự chỉ trích quyết liệt từ phía cộng đồng DN trên cả nước vì sự không phù hợp cũng như bất hợp lý của nó. Theo quan điểm của khá nhiều chủ DN, thì điều 112 dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã không phân biệt và tách bạch được sự khác nhau giữa kê khai thu nhập và kê khai tài sản.

Việc kê khai thu nhập của các chức vụ lãnh đạo trong DN là điều hết sức bình thường và được thực hiện nhiều năm qua trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam như một điều cần thiết để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước; tuy nhiên việc kê khai tài sản thì lại là điều gần như chưa từng có tiền lệ ở khu vực ngoài Nhà nước do nó nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng.

Chỉ trong những trường hợp cụ thể, khi cơ quan điều tra có đủ cơ sở để tiến hành kê khai tài sản vì những lý do pháp lý thì mới có thể yêu cầu cá nhân kê khai tài sản. Vì một thực tế là tài sản của các chức vụ lãnh đạo trong DN ngoài khu vực Nhà nước đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, và không thể yêu cầu kê khai tất cả các nguồn này chỉ để làm rõ việc có dấu hiệu tham nhũng từ nguồn thu nhập từ DN được, chưa kể việc đó đã có những chế tài pháp lý khác có thể đảm đương.

Việc thiếu những cơ sở phù hợp để có thể đưa quy định này vào thực thi trong thực tế đang khiến cho điều 112 dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trở thành một trong những quy định bất hợp lý nhất và có thể trở thành rào cản lớn nhất đối với cộng đồng DN trong nước từ trước đến nay.

Sẽ không có gì bất ngờ nếu như quy định này sẽ nhanh chóng bị bãi bỏ trước sự phản ứng gay gắt của các DN trên cả nước, khi nó vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản công dân cũng như quyền con người.

Điều đáng nói trong câu chuyện này là, vì sao trong khi Nhà nước và chính phủ đang nỗ lực tối đa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động, thì lại liên tiếp xuất hiện các quy định đi ngược hẳn lại với chủ trương ấy, và nhất là với một tần suất và quy mô khá dày đặc ở thời điểm hiện tại.

Luật pháp cần trở thành nền tảng cho cải cách kinh tế, chứ không phải trở thành rào cản.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, Vneconomy)
Bài liên quan
Doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào lĩnh vực công nghệ mới, đổi mới sáng tạo
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng mỗi doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào những lĩnh vực công nghệ tiên phong, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, chủ động tiếp cận công nghệ mới và không ngừng đổi mới sáng tạo…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi cải cách luật pháp vẫn còn lúng túng