Cùng với trào lưu người mẫu, ca sĩ lấn sân sang điện ảnh, các nhà sản xuất phim đua nhau cho ra đời những bộ phim giải trí với sự góp mặt của các danh hài. Sự xuất hiện của các danh hài ban đầu chỉ là những vai phụ tô điểm cho diễn viên chính, tạo ra tiếng cười giúp người xem thư giãn. Thế nhưng, giờ đây tên tuổi của họ lại được các hãng phim việt khai thác triệt để nhằm lôi kéo khán giả về phía mình…

Khi danh hài trở thành “bùa hộ mệnh” cho phim Việt

23/03/2016, 06:00

Cùng với trào lưu người mẫu, ca sĩ lấn sân sang điện ảnh, các nhà sản xuất phim đua nhau cho ra đời những bộ phim giải trí với sự góp mặt của các danh hài. Sự xuất hiện của các danh hài ban đầu chỉ là những vai phụ tô điểm cho diễn viên chính, tạo ra tiếng cười giúp người xem thư giãn. Thế nhưng, giờ đây tên tuổi của họ lại được các hãng phim việt khai thác triệt để nhằm lôi kéo khán giả về phía mình…

Phim Việt ngày càng "nghèo" ý tưởng
Có thể thấy, các hãng phim tư nhân đã góp phần không nhỏ vào việc đưa phim Việt ra rạp với tính giải trí cao, phù hợp với mọi tầng lớp khán giả chứ không kén khách như những phim nhà nước. Chính vì thế, những năm gần đây, các nhà làm phim tư nhân đang chiếm lĩnh thị phần về doanh thu đáng mơ ước của phim ảnh Việt với con số lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng khi bước ra rạp. Nhìn vào thị trường phim đầu năm 2016, không khó để thấy rằng các nhà làm phim vẫn chọn xu hướng hài để lôi kéo khán giả đến rạp.
Tía tui là cao thủ, Em là bà nội của anh, Già gân, mỹ nhân và găng-tơ, Lộc phát... là những tác phẩm điện ảnh hài thu hút sự quan tâm của lớp khán giả bình dân. Tuy nhiên, những phim này vẫn chưa là dấu hiệu đánh dấu sự khởi sắc của điện ảnh Việt. Bởi lẽ, phần lớn các phim đều nhái lại kịch bản của các phim ăn khách của nước ngoài. Đây là một việc làm dễ hiểu, vì việc tận dụng kịch bản tốt sẽ khiến các phim có cơ hội thành công nhiều hơn, thu hút sự chú ý của những Khi danh hài trở thành “bùa hộ mệnh” cho phim Việt người từng yêu quý phiên bản gốc. Song, điều này lại là con dao hai lưỡi cho đạo diễn và nhà sản xuất. Bởi món ăn quen nào rồi cũng nhàm chán mà khán giả ngày càng tinh ý, không thể chấp nhận những phim với nội dung nhái lại, nghèo nàn về ý tưởng.
Danh hài bảo chứng doanh thu phòng vé
Điểm lại một số phim đã chính thức ra rạp, có thể thấy dòng phim hài của điện ảnh Việt Nam chẳng có gì mới mẻ so với những công thức trước đó. Sau một năm “ăn nên làm ra”, từ màn ảnh nhỏ lên màn ảnh rộng, nghệ sĩ Hoài Linh tham gia giành thị phần phim Tết với Tía tui là cao thủ hay trước đó là Già gân, mỹ nhân và găng-tơ. Khởi chiếu vào dịp Tết, tận dụng ưu thế từ tên tuổi của diễn viên hài nên những phim này thu hút lượng lớn khán giả theo dõi.
phim chieu rap, phim Viet, hai Tran Thanh, Hoai Linh

“Taxi, em tên gì?” là hành trình đầy hài hước của Trường Giang và Phương Trinh nhưng vẫn
chưa chinh phục được khán giả khó tính

Thế nhưng, nhà sản xuất lại đánh mất sự kỳ vọng của khán giả khi chạy theo phim hài nhảm, nhiều tình huống gây cười nhạt nhẽo, “chọc cười” bằng những tình tiết rất khiên cưỡng, thậm chí là thô thiển. Mặc dù công bố doanh thu cao ngất ngưởng sau khi ra mắt, song có thể thấy doanh thu lớn không đồng nghĩa với phim hay. “Ông vua phòng vé” Hoài Linh tham gia các phim những năm gần đây đều bị giới chuyên môn đánh giá là hài nhảm, giảm sức hút với khán giả so với những gì mà anh thể hiện trên sân khấu hài.
Nối tiếp những thành công trước đó, Trường Giang mới đây cũng góp mặt vào vai chính trong bộ phim hài Taxi, em tên gì? Trước khi ra rạp, bộ phim được biết đến nhiều bởi những lùm xùm về scandal tình ái của hai diễn viên chính trong phim. Dù không vướng nhiều “sạn” như những phim hài trước đây, nhưng Taxi, em tên gì? vẫn chưa thật sự xuất sắc và chưa hài lòng những khán giả khó tính. Nội dung phim không mới, kịch bản phim khá đơn giản nhưng đôi chỗ rơi vào tình huống khá vô lý và thiếu logic, nhất là đoạn giữa phim. Phim chưa có nhiều tình huống hài đắt giá, thế nhưng nhất cử nhất động của Trường Giang đều dễ gây cười cho khán giả.
Phải chăng, thị hiếu của khán giả trẻ đang ngày càng hời hợt với yếu tố hài, không quan tâm đến chiều sâu của kịch bản nên doanh thu hài nhảm cứ tăng vèo vèo? Ngoài ra, những gương mặt khác của làng hài Việt cũng rẽ lối tìm đến sân chơi này như La Thành, Thái Hòa, Thúy Nga, Thu Trang, Trấn Thành, Việt Hương... Dường như, thị trường phim ảnh đang là mảnh đất màu mỡ giúp danh hài “ăn nên làm ra” và nghệ sĩ hài cũng là “chiêu bài” lôi kéo khán giả đến rạp. Sự cộng hưởng này đang là xu hướng của nhà làm phim và diễn viên trong cuộc chạy đua về doanh thu khi ra rạp.
Nói về nguyên nhân khiến phim hài dù nhảm nhí và nhạt nhẽo ngày càng nổi ở Việt Nam, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng chia sẻ trên báo chí: “Phim hài nhạt nổi là điều hiển nhiên thôi, vì thị trường cần gì, cái gì hot là nhà sản xuất sẽ làm cái đó...”. Và khi khán giả còn thích, còn ủng hộ, doanh thu còn tăng thì đương nhiên nhà sản xuất sẽ còn làm. Vì lẽ đó, phim thiên về ý nghĩa, chiều sâu hay nghệ thuật có lẽ còn rất xa vời ở nước ta. Sự “đổi món” qua hài sau những thể loại phim tình cảm, kinh dị, cảnh nóng... khiến khán giả tò mò, thích thú.
Thế nhưng, “có bột chưa chắc đã gột nên hồ” lại có vẻ như đúng với chất lượng của phim hài Việt hiện nay. Một kịch bản khiên cưỡng, tình tiết không thuyết phục, diễn viên diễn theo kiểu “chọc lét”… là những nhược điểm chính khiến phim hài Việt trở nên nhạt và thiếu hấp dẫn. Một bộ phim hay phải có chất lượng đồng đều ở các khâu chứ không phải trông chờ vào “con át chủ bài” là các cây hài thì sớm muộn gì khán giả cũng sẽ đứng dậy và ra về.
Minh Anh / DDVN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi danh hài trở thành “bùa hộ mệnh” cho phim Việt