Chưa theo kịp với thị trường, giá cước chưa cạnh tranh và phù hợp với thị trường khiến sản lượng và doanh thu toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam liên tục sụt giảm mạnh.

Khó vì hàng không giá rẻ, ngành đường sắt sẽ giảm giá vé

tuyetnhung | 04/07/2017, 18:38

Chưa theo kịp với thị trường, giá cước chưa cạnh tranh và phù hợp với thị trường khiến sản lượng và doanh thu toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam liên tục sụt giảm mạnh.

Lợi nhuận có nhờ giảm chi phí nhân công

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 vừa được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố cho thấy trong năm qua, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 6.523 tỉ đồng, giảm hơn hơn 800 tỉ đồng so với năm trước (2015 đạt 7.358 tỉ đồng), lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 133tỉ đồng.

Đáng chú ý, nguồn thu lợi chủ yếu của đơn vị là từ hoạt động tài chính và tinh giảm lao động, giảm được chi phí nhân công.

Với các khoản nợ phải trả, tính đến hết năm 2016, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải trả 4.127 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 3.351 tỉ đồng, nợ dài hạn là 775,9 tỉ đồng. Tổng tài sản của tổng công ty là 20.794 tỉ đồng.

Lý giải khó khăn dẫn tới tình hình sản xuất ngày một khó khăn, báo cáo chỉ ra do lượng khách đi tàu đường dài giảm rõ rệt do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ô tô chất lượng cao và đặc biệt là sản lượng sụt giảm mạnh khi đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng đi vào khai thác.

Ngoài ra, khó khăn của Tổng công ty cũng là do sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) vào cuối tháng 3 gây thiệt hại ước tính khoảng 535 tỉ đồng. Sự cố này khiến ngành đường sắt không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 8%/năm.

Dự kiến tăng thu nghìn tỉ, điều chỉnh giá cước

Dù điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn dự kiến phấn đấu tăng trưởng doanh thu hợp nhất đạt mức 8% trở lên. Cụ thể, Tổng công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 7.801 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 138 tỉ đồng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cho biết sẽ thực hiện nhiều giải pháp như tập trung nghiên cứu để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo nhằm nâng cao chất lượng toa xe phục vụ khách hàng; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ vận tải...

Đáng chú ý về giá, Tổng công ty cho biết sẽ điều chỉnh giá cước để đảm bảo cạnh tranh với thị trường vận tải nội địa, trong đó vẫn đảm bảo cân bằng thu chi và có lãi; Đưa ra các sản phẩm dịch vụ để mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng khách hàng từ giá rẻ đến cao cấp; Triển khai thêm các chính sách khuyến mại đối với khách hàng.

Về kế hoạch đầu tư phát triển, báo cáo cho biết nguồn ngân sách giao cho nhiệm vụ này là 225,9 tỉ đồng. Năm 2017, do khó khăn về nguồn vốn nên không có dự án khởi công mới.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hồi đầu năm nay, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: "Đường sắt vẫn chưa thể giảm sự cạnh tranh, đối đầu vì dư địa tăng trưởng các lĩnh vực khác vẫn còn như hàng không, đường thủy, đường bộ.Vì thế cần phải duy trì ổn định và hướng tới mục tiêu phát triển, khai thác tốt hạ tầng hiện hữu, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn chạy tàu. Ổn định có nghĩa là không tụt hậu".

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó vì hàng không giá rẻ, ngành đường sắt sẽ giảm giá vé