Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự nhưng xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật để bảo đảm, bảo vệ những người làm ăn chân chính.

‘Không hình sự hóa quan hệ kinh tế nhưng xử nghiêm người phạm luật để bảo vệ người làm ăn chân chính’

Hoài Lam | 22/04/2023, 11:08

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự nhưng xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật để bảo đảm, bảo vệ những người làm ăn chân chính.

Sáng 22.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam có lợi thế tiềm năng tăng trưởng cao

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo kết quả khảo sát năm 2022 do JETRO thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, 60% doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới, cao nhất trong khối ASEAN.

Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về tiềm năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu; 56,5% doanh nghiệp sẽ xem xét thúc đẩy mức độ thu mua nội địa hóa tại Việt Nam cao hơn, đồng thời tiếp tục tăng cường đầu tư cho thiết bị, thúc đẩy tự động hóa, số hóa nhằm tiết kiệm nhân lực, tối ưu hóa chi phí sản xuất…

Theo khảo sát tháng 1.2023 về môi trường kinh doanh của Eurocham, Việt Nam được đánh giá thuộc Top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu. Vừa qua, trong Báo cáo hạnh phúc thế giới, Việt Nam đã tăng 12 bậc, đứng thứ 65/137 quốc gia.

dung.jpg
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu

“Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp vào những quyết sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua”, ông Dũng nêu.

Ngoài ra, ông Dũng cũng nhận định, bước vào năm 2023, Việt Nam nhận định sẽ có nhiều thách thức; quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức cũng đồng thời tạo áp lực thúc đẩy đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn mới; từ đó, mở ra những cơ hội mới và động lực mới trong hợp tác phát triển.

“Năm 2023 là năm quan trọng với Việt Nam, là năm bản lề trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 để cơ cấu lại nền kinh tế đất nước. Nếu các năm 2021, 2022 là giai đoạn tạo tiền đề, thì 2023 là thời điểm để tăng tốc. Mục tiêu là đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngay từ bây giờ, không chỉ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương mà cả các doanh nghiệp cũng cần phải hành động từ sớm, từ xa, để vượt qua thách thức, chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội”, ông Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ: “Chính phủ Việt Nam mong muốn được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và xác định rõ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển; Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp".

dung-2.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài

“Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự nhưng xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật theo quy định để bảo đảm, bảo vệ những người làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng, với sự phát triển chung”, Thủ tướng nói.

Khó khăn đến đâu tháo gỡ đến đó

Thủ tướng cũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận lĩnh vực FDI vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập cần giải quyết, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển và mong muốn của cả hai phía. Trong khi đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là các hoạt động đầu tư nước ngoài.

“Đặc biệt, việc OECD có kế hoạch áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia, khu vực”, Thủ tướng nói và cho rằng để thích ứng linh hoạt một cách hiệu quả, trước tiên chúng ta cần phải có niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.

Thủ tướng cho biết vừa qua các cơ quan đã khảo sát, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để triển khai các biện pháp cụ thể liên quan tới giảm, giãn, miễn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, và Chính phủ, Thủ tướng đang tiếp tục quyết liệt chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có các chính sách tiền tệ trong một vài ngày tới về khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ, gia hạn nợ…

“Khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết. Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương trao đổi, giải đáp về các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

dung-3.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

“Tinh thần là xử lý công việc, vấn đề đặt ra phải nghiêm túc, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, những khó khăn, vướng mắc giải quyết được ngay thì phải các bộ ngành, địa phương có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát, những vấn đề chưa giải quyết được ngay thì phải khẩn trương nghiên cứu, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay các bộ ngành, địa phương sẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch; tháo gỡ những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất kinh doanh; tạo dựng và củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh; với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực".

Đồng thời, theo ông Dũng, cần thúc đẩy sự kết nối với doanh nghiệp FDI để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; gia tăng giá trị sản xuất nội địa; phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước…

Bài liên quan
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Không hình sự hóa quan hệ kinh tế nhưng xử nghiêm người phạm luật để bảo vệ người làm ăn chân chính’