Hôm 14.11, Cơ quan nghiên cứu quốc gia của Ai Cập cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin COVID-19 do nước này tự sản xuất.
Quyền Bộ trưởng Y tế Ai Cập - Khaled Abdel Ghaffar cho biết trong một cuộc họp báo rằng nước này đang khởi động các thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin mới mang tên CoviVax. Ông nói các cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu triển khai ở hàng chục, hàng trăm và cuối cùng là hàng nghìn người.
Thông báo này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các nhà nghiên cứu tại Ai Cập đã chuyển sang tiêm vắc xin cho những người là đối tượng của các cuộc thử nghiệm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đây đã công nhận vắc xin của Ai Cập là một trong hàng trăm công thức sản xuất vắc xin được phát triển trên khắp thế giới.
“Đó là một tình huống chiến lược rất quan trọng vì có một loại vắc xin mới của Ai Cập mà chúng ta có thể dựa vào trong giai đoạn mới”, ông Ghaffar cho biết.
Chính phủ Ai Cập đã cố gắng vận động người dân đi tiêm vắc xin khi số ca mắc COVID-19 ở nước này đã tăng lên trong những tuần gần đây. Bắt đầu từ ngày 15.11, tất cả các nhân viên chính phủ phải xuất trình chứng nhận tiêm phòng mới đủ điều kiện đến nơi làm việc.
Theo các quan chức chính phủ, Ai Cập đã tiêm vắc xin COVID-19 cho hơn 14% dân số. Kế hoạch tiêm chủng gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các lô vắc xin được viện trợ từ các nước khác thông qua cơ chế COVAX.
Theo thống kê cập nhật hàng ngày, Ai Cập đã có 343.026 ca COVID-19 với 19.435 người chết tính từ thời điểm dịch bùng phát và . Con số thực được cho là cao hơn nhiều.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ở châu Phi với vắc-xin COVID-19 diễn ra tại Nam Phi cuối tháng 6.2021, do Đại học Witwatersrand điều hành.
Vắc xin ChAdOx1 nCoV-19 đang được phát triển tại Viện Jenner của Đại học Oxford (Anh), thử nghiệm ở Anh và Brazil.
Thử nghiệm sẽ có sự tham gia của 2.000 tình nguyện viên từ 18-65 tuổi và bao gồm cả một số bệnh nhân dương tính với HIV. Hơn 4.000 người tham gia đã đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng tại Anh với kế hoạch tuyển thêm 10.000 người tham gia. Ở Brazil sẽ thử nghiệm vắc xin này ở 2.000 nhân viên y tế ở Sao Paulo và 1.000 người ở Rio de Janeiro.
Vắc xin này đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 3, có nghĩa là các nhà nghiên cứu đang đánh giá mức độ hiệu quả của vắc xin bảo vệ mọi người ở nhiều độ tuổi (18-55 tuổi). Nó cũng sẽ đánh giá các khía cạnh an toàn của vắc xin và khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt vắc xin phòng COVID-19 tại khu vực châu Phi, một liên minh về công nghệ sinh học của Nam Phi đang nghiên cứu để sản xuất vắc xin mRNA dựa trên công thức của Moderna (Mỹ). Bước đi này được xem là nỗ lực mang tính đột phá, có thể giúp châu Phi sản xuất vắc xin phòng COVID-19 tiên tiến của riêng mình trong vòng một năm tới.