"Không có một nước nào muốn Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô tô", ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam khẳng định.

'Không nước ngoài nào muốn cho Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô'

Một Thế Giới | 28/04/2015, 05:00

"Không có một nước nào muốn Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô tô", ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam khẳng định.

Đó là lời phát biểu của ông Đào Phan Long tại buổi tọa đàm “Đối thoại chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức ngày 27.4.
Tham dự buổi tọa đàm có  ông Trần Tuấn Anh – Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Trương Thanh Hoài – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cùng đai diện các Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ Khoa học công nghệ… và các doanh nghiệp ô tô, các hiệp hội.

Cần minh bạch về chính sách

Phát biểu trong hội nghị, ông Bùi Ngọc Huyên - Tổng giám đốc Công ty Vinaxuki cho rằng, nhiều chính sách của nhà nước về ô tô hiện nay đang làm cho doanh nghiệp mất lòng tin. Ông cho rằng chính sách không sai nhưng việc Thủ tướng đề ra chính sách mà các cơ quan bên dưới không thực hiện là phải xem lại.

"Phải xem xét bộ phận nào không thực hiện chính sách và phải có hướng điều chỉnh", ông Huyên nói.

Ông Bùi Ngọc Huyên cũng cho biết, doanh nghiệp lắp ráp ô tô lãi rất nhiều dù đầu tư rất ít. Và tới đây khi thuế về 0% thì việc các dòng xe nhập nguyên chiếc vào Việt Nam còn rẻ hơn thuế linh kiện nhập khẩu. Ông Huyên cũng cho rằng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay chưa thật phù hợp.
"Tôi kêu không phải cho riêng tôi, mà kêu cho tất cả các doanh nghiệp khác" - ông Huyên cho biết.

Phân tích một khía cạnh khác của ngành công nghiệp ô tô, ông Đào Phan Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam đề cập đến động thái của Toyota trong thời gian qua. Ông cho biết, Toyota chắc chắn sẽ không bỏ cuộc, và với một thị trường tiềm năng với khoảng 100 triệu dân như ở Việt Nam thì không hãng ô tô nào muốn bỏ cuộc.

Ông Long cũng nói thêm rằng, các doanh nghiệp ô tô đang rất trông chờ vào sự mình bạch cũng như rõ ràng trong chính sách của ngành ô tô Việt Nam.

Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch tập đoàn Trường Hải lại cho biết, các nước trong khu vực không có nước nào mở toang cánh cửa, họ đều có những chính sách để trợ lực cho nước họ. Ông Dương cũng cho rằng, cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều lỗ hổng và chưa đúng với tình hình.

“Ai làm đúng chiến lược của chính sách thì thành công. Năm 2002 tôi chỉ là người buôn xe cũ, cho đến nay đã có sự khác biệt rất lớn”- ông Dương cho biết.

Không nước nào muốn Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô

Vị đại diện của Hiệp hội cơ khí Việt Nam cũng khẳng định rằng, không có nước nào nào muốn Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô tô. Nếu muốn có thì buộc chúng ta phải tự mình nỗ lực và phải cực kỳ cố gắng.

Đồng ý với quan điểm này, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải cho rằng, muốn làm được ô tô thì phải có thị trường, sản lượng và phải có chuyển giao công nghệ.

“20 năm qua, dung lượng thị trường của chúng ta rất ít. Kinh tế nước ta có sự bấp bênh, điều tiết của Chính phủ về tiêu dùng cho những sản phẩm không phải thiết yếu cho nền kinh tế là tất yếu”, ông Dương nhận định

Ông Dương cũng cho rằng, theo nghiên cứu của  Trường Hải về chiến lược phát triển ô tô của Việt Nam, nhất là giai đoạn gần với FTA thì bối cảnh của thị trường ô tô sắp tới, nếu tình hình chính sách thuế không có gì thay đổi thì giá xe sẽ rẻ hơn.

“Toyota đang cầm trịch thị trường ô tô ở Việt Nam. Nếu sản lượng tăng lên thì chi phí sản xuất giảm, chi phí phân phối giảm… nếu muốn tham gia thị trường này thì ta buộc phải giảm giá xe” – ông Dương nói.

Cùng với đó, ông Dương cũng nhấn mạnh rằng thị trường ô tô của Việt Nam thời gian qua là thị trường của CKD (Xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (completely). Ở trường hợp này, hãng xe (có nhà máy ở Việt Nam) đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện sau đó gia công, lắp ráp thành chiếc xe hoàn chỉnh.

Ông Đào Phan Long cho rằng, Việt Nam phải tránh để xảy ra tình trạng “toàn dân làm ô tô” mà phải tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh, những doanh nghiệp có nhiều cơ hội mang đến sự khởi sắc. Và hơn hết, ông Long đề nghị chính sách phải ổn định, tập trung chứ không thể tràn lan.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đồng ý rằng giới truyền thông không nên kỳ vọng quá cao về chiến lược phát triển ngành ô tô. 

Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, điểm xuất phát bây giờ đã khác thời gian trước kia và đã có những thuận lợi nhất định về vĩ mô cũng như những tăng trưởng khác.

Theo đó, ông Dương có kiến nghị nên giảm thuế nhập khẩu linh kiện và thay đổi lại cách tính thuế. 

Theo các chuyên gia dự đoán, tốc độ tiêu thụ ô tô của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh vì đường sá thuận lợi, thu nhập người dân cao, nhu cầu tiêu dùng lớn.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hạn hán khô khát khốc liệt ở miền Tây Nam Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Kênh rạch khô nứt nẻ; đường sá sạt lở sụt lún khiến giao thông ách tắc; hàng vạn người dân thiếu nước sạch sinh hoạt… là những gì đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Không nước ngoài nào muốn cho Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô'