Một thiên thạch rơi và gây ra vụ nổ lớn gần một căn cứ không quân Mỹ ở đảo Greenland, nhưng trang tin Military Times bác bỏ sự đồn đoán rằng thiên thạch đã phá hủy hoàn toàn căn cứ này.

Không quân Mỹ ém nhẹm vụ thiên thạch rơi nổ gần căn cứ quân sự

Trần Trí | 05/08/2018, 06:52

Một thiên thạch rơi và gây ra vụ nổ lớn gần một căn cứ không quân Mỹ ở đảo Greenland, nhưng trang tin Military Times bác bỏ sự đồn đoán rằng thiên thạch đã phá hủy hoàn toàn căn cứ này.

Theo báo Independent (Anh), vụ nổ thiên thạch có lực 2,1 kiloton, xảy ra ngay trên trạm radar cảnh báo sớm ở căn cứ không quân Thule của Mỹ hồi tháng 6, theo ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Ngày 1.8, ông Kristensen viết Twitter xác nhận vụ nổ thiên thạch này, gợi ý rằng thiên thạch có thể khiến vài người hiểu lầm là “đòn tấn công đầu tiên của Nga”.

Tuy nhiên, không quân Mỹ không ra tuyên bố nào về vụ rơi thiên thạch này. Khi được đề nghị binh luận, một đại diện Bộ Không quân Mỹ nói với báo Independent: "Chúng tôi không cung cấp bất kỳ thông tin nào về việc này, nó không gây tác động đến hoạt động của căn cứ Thule”.

Theo tờ báo Anh, không quân Mỹ không có nhiệm vụ báo cáo vụ nổ thiên thạch, dù có quyđịnh chung rằng bất kỳ binh chủng nào ít ra cũng phải báo cáo một vụ nổ lớn gần căn cứ của họ. Trang web công khai của căn cứ không quân Thule, và các trang web khác liên quan căn cứ đều không có thông tin nào về vụ nổ bí ẩn.

Dù vậy, dữ liệu do Phòng thí nghiệm lực đẩy máy baytheo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phần nào xác nhận vụ nổ thiên thạch này. Dữ liệu cho thấy một vật thể bay ở ở tốc độ gần 24,4 km/giây trên không phận căn cứ Thule khoảng nửa đêm 25.7.

Vẫn chưa rõ tại sao không quân Mỹ không ra tuyên bố về vụ nổ thiên thạch này. Trong khi đó, trang tinMilitary Times có thông tin ngắn nhằm bác bỏ tin đồn rằng thiên thạch đã phá hủy hoàn toàn căn cứ Thule.

Nếu như thiên thạch bị nổ tung khi bay xuyên qua bầu khí quyển trái đất trước khi nổ trên căn cứ Thule, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ một thiên thạch lớn đã nổ ở vùng Chelyabinsk của Nga ngày 15.2.2013, phá hỏng gần 1.700 ngôi nhà và làm bị thương 1.500 người dân trong vùng.

Lúc đó NASA ước tính trước khi rơi vào bầu khi quyển trái đất, khối thiên thạch này có kích thước 17m, nặng 10.000 tấn, bay với vận tốc 64.373 km/giờ và vỡ thành từng mảnh ở khoảng cách 28-51km cách mặt đất. Đặc biệt, năng lượng phát ra trước khi thiên thạch rơi xuống Nga xấp xỉ 500 kiloton, lớn gấp 30 lần so với quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào năm 1945.

NASA nói đây là khối thiên thạch lớn nhất rơi xuống trái đất kể từ năm 1908, khi một khối thiên thạch rơi xuống Tunguska ởSiberia và san phẳng 80 triệu cây trong một vùng rộng hàng nghìn km2.

Bích Ngọc (theo Independent)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không quân Mỹ ém nhẹm vụ thiên thạch rơi nổ gần căn cứ quân sự