Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã điều chỉnh mức độ dịch xuống cấp độ 2, cho phép bán hàng ăn tại chỗ.

Khu vực nào ở Hà Nội được bán hàng ăn tại chỗ?

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 09/01/2022, 08:15

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã điều chỉnh mức độ dịch xuống cấp độ 2, cho phép bán hàng ăn tại chỗ.

Quận Tây Hồ ngày 8.1 cho biết đã điều chỉnh mức độ dịch từ cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao) xuống cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ thấp). Cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 5 phường: Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên được bán tại chỗ, đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày. Các dịch vụ khác cũng áp dụng theo quy định tương ứng với cấp độ 2. Riêng 3 phường Bưởi, Xuân La, Yên Phụ, cửa hàng ăn uống vẫn chỉ được bán mang về do các phường này đang ở cấp độ 3.

img-bgt-2021-photo1614593418486-1614593418685518747508-1624074206-width600height375.jpg
Nhiều quận huyện ở Hà Nội đã nới lỏng biện pháp phòng dịch, cho bán hàng ăn, uống tại chỗ - Ảnh: Internet

Tương tự, quận Hai Bà Trưng ngày 7.1 cũng công bố là một trong những quận, huyện chuyển cấp độ 3 xuống 2. Hiện quận này có 9/18 phường ở cấp độ 2. Theo quy định, các phường ở cấp độ 2 sẽ được nới lỏng các hoạt động, dịch vụ. Tuy nhiên, hiện quận Hai Bà Trưng chưa công bố biện pháp phòng dịch tương ứng.

Toàn quận Hoàn Kiếm vẫn ở cấp độ 3 nhưng một số phường cấp độ 2. Quận đã thông báo điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng tại địa bàn cấp độ 2. Theo đó, 5 phường Phan Chu Chinh, Trần Hưng Đạo, Hàng Trống, Tràng Tiền và Hàng Bạc ở cấp độ 2, được nới lỏng một số hoạt động, như: Cho phép nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được bán hàng tại chỗ với điều kiện không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảo giãn cách; chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Các hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà chỉ được phép sử dụng tối đa 50% công suất và không quá 30 người trong cùng thời điểm. Thời gian điều chỉnh trạng thái đối với 5 phường trên từ 12 giờ ngày 10.1.

Một tuần trước, quận Đống Đa cho phép các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn được bán hàng, phục vụ tại chỗ. Việc điều chỉnh được thực hiện sau khi thành phố xác định cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 của quận, chuyển từ cấp độ 3 (vùng cam) về cấp độ 2 (vùng vàng).

UBND huyện Thanh Trì ngày 7.1 cũng ra thông báo điều chỉnh các biện pháp hành chính sau khi huyện này chuyển sang cấp độ 2. Cụ thể, kể từ ngày 8.1, huyện Thanh Trì sẽ nới lỏng nhiều hoạt động, hàng quán được bán ăn uống tại chỗ tại 8 xã, thị trấn thuộc cấp độ 2, gồm: Đông Mỹ, Duyên Hà, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Vạn Phúc, thị trấn Văn Điển theo tinh thần Nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Riêng đối với 8 xã đang ở cấp độ 3: Tân Triều, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Yên Mỹ, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Hữu Hòa tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho đến khi có thông báo mới.

Ngoài ra, Hà Nội còn các quận, huyện, thị xã sau tiếp tục được bán hàng ăn, uống tại chỗ, gồm: Đông Anh, Hà Đông, Thường Tín, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Quốc Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Mỹ Đức, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Phú Xuyên.

Như vậy, sau hai tuần dừng các hoạt động không thiết yếu, nhiều quận huyện ở Hà Nội đã nới lỏng biện pháp phòng dịch, cho bán hàng ăn, uống tại chỗ.

Ngày 7.1, UBND TP.Hà Nội đã đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội có 8 đơn vị cấp quận, huyện, thị xã đang ở mức độ dịch 3 (màu cam), giảm 2 đơn vị so với cách đây 1 tuần (ngày 31.12.2021).

Cụ thể, toàn TP.Hà Nội duy trì mức độ dịch 2 (vùng vàng), không có địa bàn quận, huyện nào ở cấp độ dịch 4 (vùng đỏ). Tuy nhiên, có 8 quận/huyện/thị xã cấp độ 3 (màu cam); 20 quận/huyện/thị xã cấp độ 2 (màu vàng) và chỉ còn 2 quận/huyện/thị xã ở cấp độ 1 (màu xanh). Các quận, huyện ở cấp độ dịch 3 gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên. Phú Xuyên và Phúc Thọ vẫn giữ vững là 2 huyện vùng xanh của Hà Nội.

Về độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 là 98,8% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 là 96,2% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%). Trong thời gian 2 tuần vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 19.427 trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng.

Bài liên quan
Cả nước có 16.278 ca nhiễm, riêng Hà Nội đứng đầu với 2.723 ca
Chiều 7.1.2021, Bộ Y tế ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khu vực nào ở Hà Nội được bán hàng ăn tại chỗ?