“Số người Việt Nam tại Angola tử vong có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, tình trạng cướp bóc, giết người xảy ra thường xuyên tại Angola mà lực lượng cảnh sát ở nước này không kiểm soát được, rất nguy hiểm đối với người lao động làm việc tại đây” – bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết.
Về sự việc một toán cướp đã vào khu nhà màchị Hoàng Thị Văn (29 tuổi, quê ở thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang xuất khẩu lao động tại tỉnh Huambo, Angola) ở trọ,phá cửa cướp tài sản, tẩm xăng đốt khiến chị Văn tử vong, bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH)cho biết cơ quan này đã tiến hành đã kiểm tra, xác minh nhưng không thấy thông tin vềngười lao động nóitrên ở các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có hợp đồng cung ứng được Cục cho phép đưa lao động sang làm việc tại Angola.
“Cục đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Angola xác minh, kiểm tra thêm các thông tin liên quan về lao động để phục vụ công tác phối hợp hỗ trợ giải quyết”, bà Hà nói.
Theo bà Vân Hà, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã cảnh báo người lao động chỉ nên đi làm việc thông qua các doanh nghiệp đã được Bộ LĐ-TB-XH cấp phép để được pháp luật bảo vệ và được các doanh nghiệp hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Tuyết đối không đi làm việc tại Angola theo kênh không chính thức, nếu không người lao động sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro và không được pháp luật bảo vệ.
“Trong những năm qua, số người Việt Nam tại Angola tử vong có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bị cướp đánh, dịch bệnh. Đặc biệttình trạng cướp bóc, giết người xảy ra thường xuyên tại Angola mà lực lượng cảnh sát ở nước này không kiểm soát được, rất nguy hiểm đối với người lao động làm việc tại Angola” – bà Vân cho biết.
Theo con số từHiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam ở Angola có khoảng 30.000 đến 40.000 người, tập trung chủ yếu tại thủ đô Luanda. Những lao động phổ thông sang Angola chủ yếu làm việc cho các cá nhân Việt Nam nhận các công trình nhỏ của người Angola, một bộ phận bán hàng cho các chủ cửa hàng người Việt Nam.
Đối với lao động xây dựng, nếu có công việc đều thì thu nhập khoảng 800-1.000 USD/tháng, được chủ thầu cung cấp thực phẩm miễn phí, ở trong các lán trại tại công trình xây dựng. Người lao động không có bảo hiểm, trường hợp ốm đau, tai nạn… do chủ thầu trả viện phí, nhưng cũng khá bấp bênh.
Về quy chế pháp lý của lao động, mặc dù về hình thức phần lớn người lao động có visa lao động, nhưng do không làm việc cho chủ sử dụng lao động được cấp hạn ngạch cho lao động, nên vẫn là lao động không hợp pháp. Nếu người lao động bị cảnh sát bắt, chi phí để đút lót có thể đến vài chục hoặc vài trăm USD/lần để được thả ngay, nếu bị đưa vào tù có thể lên đến hàng nghìn đô la để không bị trục xuất.
Ngoài ra, môi trường Angola không phù hợp, nên nhiều lao động bị sốt rét, ốm đau, trong khi chi phí chữa bệnh tại Angola rất cao.Tình hình an ninh tại Angola không bảo đảm, nên cũng đã có một số người Việt Nam bị cướp, thậm chí bị giết để cướp của.
Hoàng Long