Trong số 5 kịch bản tồi tệ nhất cho châu Á năm 2015 đã nêu bật nguy cơ xung đột vũ trang trên biển Đông bị Trung Quốc đe dọa, theo tổ chức nghiên cứu độc lập Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations - CFR).  

Kịch bản quan hệ châu Á 2015: Trung Quốc tiếp tục đe dọa Biển Đông

Một Thế Giới | 19/12/2014, 04:47

Trong số 5 kịch bản tồi tệ nhất cho châu Á năm 2015 đã nêu bật nguy cơ xung đột vũ trang trên biển Đông bị Trung Quốc đe dọa, theo tổ chức nghiên cứu độc lập Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations - CFR).  

Năm 2014 nổi bật chuyện biển Đông bị Trung Quốc đe dọa, khi họ ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông bằng việc tung ra bản đồ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), ôm hết cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Biển Đông được ước tính có trữ lượng 11 tỉ thùng dầu thô và 190.000 tỉ feet khối khí tự nhiên dưới đáy biển, nên cũng có sự tranh chấp giữa Trung Quốc (TQ) với Malaysia, Đài Loan, Philippines và Indonesia.

Điều đáng ngại nhất là Mỹ có thể bị lôi vào cuộc xung đột với TQ, thông qua hiệp ước phòng thủ ký với Philippines.

Cần nhắc lại việc TQ ngày 2.5 đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, gây ra căng thẳng Việt - Trung và cả với khu vực. Tàu TQ còn liên tục đâm va tàu kiểm ngư và thậm chí đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Đến giữa tháng 7, TQ mới rút giàn khoan về nước. Đến tháng 10, TQ thông báo hoàn thành đường băng trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị TQ chiếm đóng trái phép. 
Bien Dong bi Trung Quoc de doa
Quân Philiippines sẵn sàng chiến đấu 
TQ và Nhật Bản cũng có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại vùng biển Hoa Đông. Cụ thể là hai bên tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, vốn hiện do Nhật kiểm soát và đặt tên là quần đảo Senkaku.

Căng thẳng quân sự leo thang Trung - Nhật cũng có thể kéo Mỹ vào cuộc xung đột với TQ, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thỏa thuận an ninh Mỹ - Nhật trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong năm 2014, máy bay Trung - Nhật bay sát nhau nguy hiểm trên không phận quần đảo này.

Sự leo thang đụng độ sẽ lôi kéo các đồng minh, châm ngòi cho căng thẳng về chủ nghĩa dân tộc ở Nhật, TQ và Hàn Quốc.
Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục nỗi lo sống cạnh CHDCND Triều Tiên đang dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un, người được cho là đã thẳng tay trừng trị nhóm lãnh đạo cấp cao, nhất là xử tử hình chú dượng Jang Song-thaek dẫn đến nguy cơ bất ổn ngày càng tăng ở Triều Tiên, theo CFR.
Bình Nhưỡng cũng tiếp tục phát triển và thử vũ khí hạt nhân, gây lo ngại cho khu vực. Mỹ đánh giá rằng Triều Tiên đã có đủ nguồn plutonium để tạo 5 vũ khí hạt nhân.

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan cũng là kịch bản tệ hại trong năm 2015.

Từ khi độc lập khỏi Anh, Ấn và Pakistan đã có 3 trận chiến, gồm 2 cuộc tranh chấp hẻm núi Kashmir.

Hai bên ngưng bắn từ năm 2003, nhưng hồi tháng 10 đã đấu pháo khiến lại căng thẳng. Hai nước này cũng mạnh tay đầu tư vào công nghệ hạt nhân và phát triển tên lửa tầm xa.
Bien Dong bi Trung Quoc de doa
Ấn - Pakistan tranh chấp khe núi Kashmir 
Ấn cũng có nguy cơ xung đột với TQ, vấn đề này cũng là một kịch bản tệ hại. Hai nước này chung biên giới dài nhất thế giới và đều tranh khu vực gần Kashmir và nam Tibet.  

Sự tranh chấp biên giới từng khiến Ấn - Trung có chiến tranh năm 1962. Từ đó, Ấn thường phàn nàn lính TQ dần dần lấn sâu vào vùng tranh chấp.

Kịch bản tệ hại cuối cùng ở châu Á là tình trạng bất ổn ở vùng Tân Cương (TQ) với cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

CFR nêu chính quyền TQ thẳng tay đàn áp cộng đồng này, nên người Duy Ngô Nhĩ đã có những cuộc biểu tình, thậm chí tổ chức tấn công khủng bố trên toàn TQ, nhằm đòi quyền tự trị, thậm chí đòi độc lập của TQ.   

CFR còn cho rằng có nguy cơ một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại nước Mỹ, chiến tranh bùng nổ giữa Azerbaijan - Armenia….trong 34 nguy cơ địa - chính trị của năm 2015, thông qua chương trình Theo dõi xung đột toàn cầu (Global Conflict Tracker) hàng năm của họ, trong nỗ lực dự báo các sự cố toàn cầu có thể tác động đến Mỹ và quyền lợi Mỹ.

CFR đã lấy ý kiến của 2.200 quan chức chính phủ, chuyên gia chính sách đối ngoại cùng các học giả, nhằm hiểu rõ các nguy cơ mà Mỹ phải đối diện trong năm tới.

Các tác động mạnh đến Mỹ gồm những sự cố trực tiếp đe dọa lãnh thổ Mỹ, buộc Mỹ phản ứng quân sự, hoặc đe dọa nguồn cung tài nguyên cần thiết cho Mỹ.
Bích Ngọc (theo Business Insider)  
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kịch bản quan hệ châu Á 2015: Trung Quốc tiếp tục đe dọa Biển Đông