Cần có giải pháp đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, khôi phục kinh tế sau dịch COVID-19 được thông suốt.

Kỳ 2: Để lưới điện thông suốt để phục hồi phát triển sản xuất sau dịch COVID-19

Anh Tú | 06/11/2021, 14:34

Cần có giải pháp đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, khôi phục kinh tế sau dịch COVID-19 được thông suốt.

Trong kỳ trước, Một Thế Giới đã đề cập đến vai trò quan trọng của ngành điện lực đối với công cuộc khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế trong thời kỳ hậu COVID-19. Chúng tôi đã nêu giải pháp để TP.HCM đẩy mạnh hơn việc sử dụng năng lượng tái tạo mà cụ thể là năng lượng mặt trời để giúp giảm tải cho lưới điện cho TP.HCM trong những ngày nắng nóng giúp cho nguồn điện không bị rơi vào quá tải. Việc đảm bảo an toàn công suất điện sẽ góp phần giúp cho nguồn điện sản xuất được ổn định.

Việc đảm bảo nguồn điện liên tục là điều cực kỳ quan trọng. Một hộ nông dân nuôi tôm cần điện để chạy máy sục khi và nếu điện bị cắt vài giờ mà không có giải pháp thay thế thì đó là tai họa. Hay một cửa hàng ăn giữa trưa mà bị cúp điện thì khách bỏ đi tìm chỗ mát khác…

Giải pháp để chống mất điện trong một thời gian giới hạn đơn giản nhất là dùng Tủ điện ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu là một hệ thống có thể tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ điện ATS là đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt không bị gián đoạn.

ats-ho-gia-dinh.jpg
Tủ ATS cho một hộ gia đình

Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu thì hệ thống tủ ATS là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau: Đầu tiên, tủ điện ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát. Sau đó, khi máy phát có điện và hoạt động ổn định tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.

Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định, tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát, sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới. Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại tủ Ats cao cấp có chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát, đảm bảo cấp đủ công suất cho phụ tải khi xảy ra rủi ro về máy phát điện.

Như vậy với tủ điện ATS thì nông dân nuôi tôm không lo tôm chết, cửa hàng ăn không sợ mất điện dẫn đến mất khách. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất các tủ ATS để cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp và người dân (nhiều hộ dân có thể chung nhau 1 tủ điện ATS). Tuy nhiên, người dân, kể cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ không hẳn đã áp dụng công nghệ này vì việc lắp đặt sẽ phức tạp về mặt thủ tục lẫn kỹ thuật. Do vậy, nếu TP.HCM có thể tập hợp thống kê nhu cầu sử dụng tủ điện ATS của người dân thì sẽ rất có ích trong việc đưa ra bản đồ tổng thể như nơi nào có thể dùng 2 nguồn điện khác nhau, nơi nào bắt buộc phải dùng nguồn thứ 2 là máy nổ.

Tin rằng nhiều người dân và doanh nghiệp TP.HCM sẽ sẵn lòng bỏ tiền để đầu tư tủ điện ATS để tự chủ nếu chẳng may bị cúp điện. Và cái được lớn nhất là nếu triển khai tủ ATS một cách hợp lý đến các khách hàng thì hoạt động sản xuất phục hồi kinh tế của từng người dân, từng doanh nghiệp sẽ không bị gián đoạn. Thậm chí, động thái này còn giúp kích cầu cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện như tủ ATS có nguồn đơn hàng lớn nếu có một chương trình khuyến khích khách hàng dùng tủ ATS.

Hiện TP.HCM rất quan tâm đến việc giúp khách hàng giữ thông suốt nguồn điện. Gần đây, Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM (thuộc EVNHCMC) đã chế tạo "Bộ thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của ATS (tủ chuyển nguồn điện tự động) hạ thế” và được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, góp phần tăng năng suất lao động.

“Bộ thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của ATS hạ thế” được thiết kế gọn nhẹ, dễ tháo lắp, vận chuyển ở mọi địa hình, chi phí đầu tư thấp và đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thử nghiệm của khách hàng và các công ty điện lực. Qua đó, góp phần giảm thời gian mất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Đây được coi là nỗ lực thực hiện chuyển đổi số theo chủ đề năm 2021 của EVNHCMC: “Tập trung đầu tư phát triển lưới điện, thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản trị doanh nghiệp”.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Để lưới điện thông suốt để phục hồi phát triển sản xuất sau dịch COVID-19