Đảm bảo nguồn điện cho hoạt động kinh doanh sản xuất phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 là nhiệm vụ then chốt không của ngành điện mà còn là của mọi người dân.

Kỳ 1: Dùng công nghệ đảm bảo chất lượng điện phục vụ sản xuất hậu COVID-19

Anh Tú | 05/11/2021, 14:23

Đảm bảo nguồn điện cho hoạt động kinh doanh sản xuất phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 là nhiệm vụ then chốt không của ngành điện mà còn là của mọi người dân.

Điện là nguồn năng lượng không thế thiếu trong đời sống con người và đặc biệt quan trọng trong thời kỳ 4.0. Trong thời kỳ TP.HCM cũng như cả nước phải thực hiện giãn cách, ai ở đâu ở yên đó thì điện trở thành người bạn giúp mọi người yên tâm ở nhà khi giúp chúng ta có bữa ăn ngon, ngọn gió mát và những phút giây thư giãn xem TV, lên mạng… Sau thời kỳ giãn cách, khi cả nước bước vào khôi phục sản xuất, kinh doanh thì điện càng đóng vai trò quan trọng.

GS. Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật Bộ Khoa học và công nghệ khẳng định: “Năng lượng là ngành kinh tế quan trọng tác động đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong cả nước”.

Đảm bảo nguồn điện cho hoạt động kinh doanh sản xuất phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 là nhiệm vụ then chốt không của ngành điện mà còn là của mọi người dân. Trong loạt bài này, chúng tôi muốn nêu một số đề xuất mang tính công nghệ để giúp mọi người cùng chung tay với ngành điện và cũng là chung với đất nước để vượt qua khó khăn do dịch COVID-19.

Như đã đưa tin, ngày đầu tháng 11, Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (BĐKH), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều biện pháp để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, là nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Cam kết của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao và ngay từ bây giờ chúng ta phải có ý thức thực hiện trách nhiệm của mình. Phát biểu của Thủ tướng cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thế mạnh trong năng lượng tái tạo và đây sẽ là nguồn lực quan trọng để dần ép mức phát thải ròng xuống thấp dần.

Hiện Việt Nam đang thích ứng nhanh với năng lượng tái tạo khi chúng ta có nhiều trang trại điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh miền trung và miền tây. Với đặc thù nắng quanh năm thì các tỉnh miền nam có nhiều dư địa để phát triển điện mặt trời. Với riêng TP.HCM, việc tận dụng điện mặt trời sẽ không chỉ giúp an toàn môi trường và còn giúp giảm lượng tiêu thụ từ lưới điện quốc gia, qua đó giúp tăng an ninh điện cho sản xuất.

Ngay lúc thế giới bàn cắt giảm điện than thì TP.HCM xin cơ chế đầu tư lắp đặt hệ thống ​điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính,​ đơn vị sự nghiệp. Theo UBND TPHCM, thành phố luôn chủ trương khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, trong đó có nguồn điện từ năng lượng mặt trời trên mái nhà. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục triển khai phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện nay còn chưa rõ, cần có sự hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, không ít cơ quan tại TP.HCM đã chủ động lắp hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm chi phí. Nhờ lắp điện hệ thống điện mặt trời công suất 80kWp gần 3 năm qua, UBND quận 12 đã tiết kiệm được khoảng 30% chi phí tiền điện hàng tháng, bình quân mỗi tháng UBND quận giảm được 20 triệu đồng tiền điện. Nếu các cơ quan tại khu vực phía nam làm được điều này thì rất hay. Đặc điểm của các cơ quan chủ yếu là hoạt động trong giờ hành chính và đó cũng là thời điểm mà nắng lớn, tức là có thể thu được nhiều điện năng từ mặt trời. Nguồn năng lượng tự nhiên đó sẽ bù đắp đáng kể cho điện chạy máy lạnh trong những giờ cao điểm nắng nóng trong ngày.

Quan trọng hơn, các cơ quan đi trước trong dùng điện tái tạo sẽ khuyến khích người dân thực hiện xây dựng hệ thống điện tái tạo tại nhà. Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM Bùi Trung Kiên cho biết TP còn rất nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Rất nhiều người dân quan tâm đến việc lắp đặt điện mái nhà, không chỉ vì tiết kiệm điện mà còn chủ động nguồn điện cho gia đình trong những buổi trưa nắng nóng. Vấn đề là nhiều người vẫn còn e ngại khi không biết bắt đầu từ đâu để lắp đặt cũng như chi phí ban đầu. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để người dân cùng hưởng ứng.

Hay đơn giản hơn có thể tận dụng app của EVNHCMC CSKH để tạo biểu mẫu cho người dân có thể cung cấp hồ sơ làm điện áp mái. Trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch và triển khai đồng bộ, khoa học trong việc phủ điện mặt trời trên địa bàn TP.HCM.

Nếu vài chục phần trăm các hộ dân tại TP.HCM lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà thì con số điện tiết kiệm trong thời gian nắng nóng buổi trưa sẽ không hề nhỏ. Số điện tiết kiệm đó sẽ làm giảm áp lực cho lưới điện vào giờ cao điểm sản xuất, đảm bảo an ninh lưới điện. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong khôi phục sản xuất sau COVID trong mùa khô tới đây.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
26 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 1: Dùng công nghệ đảm bảo chất lượng điện phục vụ sản xuất hậu COVID-19