Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ viết: “Ngay trước khi biết được những gì đã xảy ra, chúng tôi phải chiến đấu cho mạng sống của chúng tôi trên các đường phố Sài Gòn, Huế tại khoảng 12 tỉnh khác”.

Kỳ 29 - Westmoreland và vành đai phòng thủ Sài Gòn 1968

Một Thế Giới | 19/12/2014, 05:19

Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ viết: “Ngay trước khi biết được những gì đã xảy ra, chúng tôi phải chiến đấu cho mạng sống của chúng tôi trên các đường phố Sài Gòn, Huế tại khoảng 12 tỉnh khác”.

Theo cuốn Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975) do Ban Tổng kết chiến tranh Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chđạo biên soạn (Trần Hải Phụng - Lưu Phương Thanh chủ biên). NXB TP. Hồ Chí Minh 1994, thì: “Giờ G ngày N trên toàn miền được qui định là 00 giờ đến 2 giờ ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức đêm mồng 1 sáng mồng 2 tết theo lịch cũ. Các tư lệnh quân khu, các chỉ huy các cụm biệt động đã được phổ biến 48 giờ trước giờ G. Một việc đáng tiếc là do đổi lịch ở miền Bắc, khu 5 và Tây nguyên nổ súng trước, theo lịch cũ (có nhận được lệnh hoãn nhưng quân đã ém nên xin đánh trước. B2 nhận được lệnh hoãn, nổ súng đúng lịch mới)” (trang 479).

Cuốn Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn - Gia Định của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, NXB TP. Hồ Chí Minh 1995, viết: “Do thời gian nổ súng tấn ng trên toàn miền không thông nhất (Khu 5, Tây nguyên tấn công trước) - vì lịch ta và lịch Trung Quốc không thống nhất, có khác nhau (chệch đi một ngày). Vì vậy ở Sài Gòn địch tăng cường bố phòng chặt chẽ hơn” (trang31).
Từ Sài Gòn, tại Bộ Chỉ huy MACV của Mỹ, tướng Tư lệnh Westmoreland nhận tin cấp báo dồn dập điện về ngay đêm giao thừa. Westmoreland viết:
“Lúc 0 giờ 35 phút sáng 30.1.1968, nghĩa là hơn nửa giờ sau khi năm con khỉ (Mậu Thân) bắt đầu, các pháo thủ của Cộng sản đã bắn 6 phát súng cối vào trung tâm huấn luyện hải quân Việt Nam tại Nha Trang (…). Một giờ sau, lúc người ta đang còn dạo lễ Tết trên đường phố Buôn Ma Thut, đốt những tràng pháo dài, thì một loạt súng cối và rốc-kết nã vào thành phố mở màn cuộc tấn công bằng bộ binh. Cũng khoảng thời gian ấy, một tiểu đoàn địch đánh vào quận lỵ Tân Cảnh, kế cận Dakto.
Nửa giờ sau, ba tiểu đoàn Việt Cộng tiến đánh thị xã Kon Tum, trong khi đó một tiểu đoàn khác tấn công thành phố Nha Trang. Chưa đầy một giờ sau đó, một cuộc tấn công trên bộ diễn ra tại Hội An, một thành phố cổ nằm ở phía Nam Đà Nẵng. Ngay tại Đà Nẵng, Việt Cộng với một đại đội bất thần đánh vào doanh trại sở chỉ huy Quân đoàn I của Việt Nam. Đến 4 giờ 10 phút sáng (mồng một Tết), hai tiu đoàn Việt cộng tấn công vùng ngoại ô Qui Nhơn, ở đây nhờ đã có báo động trước đó hai ngày nên viên ch huy địa phương cấm đốt pháo, tuy nhiên quân thâm nhập vẫn nhanh chóng chiếm lĩnh đài phát thanh chính phủ tại địa phương...
Những tin tức chiến sự rối bời như trên liên tục báo về suốt đêm. Rạng sáng 31.1.1968, Westmoreland rã rời trước tin doanh trại cố vấn Bộ Chỉ huy MACV của mình tại Huế bị bao vây và “phần lớn Huế đã nằm trong tay địch, kể cả hầu hết khu vực thành nội! Lá cờ màu xanh và đỏ với ngôi sao vàng của Việt Cộng đã bay trên cột cờ thành Huế!”.

Westmoreland viết rằng đây là lần đầu tiên cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên kỳ đài cố đô trong cuộc chiến tranh. Và khắp nơi: “Quân địch đã vào Sài Gòn, Quảng Trị, Đà Nng, Nha Trang, Qui Nhơn, Kon Tum, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Phan Thiết, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, ... đánh vào 36 thành phố, thị xã của 44 tỉnh lỵ, 64 quận lỵ và 50 ấp.... Đó là cuộc tiến công trên một mặt trận rộng lớn!”.

Có thánh mới biết trước đích xác ngày giờ nổ súng ở từng nơi. Riêng “cuộc tấn công mà người ta chờ đợi từ lâu vào Pleiku” theo ghi nhận của Westmoreland trong hồi ký đã diễn ra ngay lúc 4 giờ 40 phút sáng mồng một Tết nhằm 30.1.1968 dương lịch. Khi ấy, tư lệnh cao nguyên không có mặt tại trận địa; mãi sau này nhắc đến giờ phút nguy ngập đó Westmoreland vẫn còn cay cú.Ông viết khi hay tin Pleiku bị tấn công “tướng Vĩnh Lộc từ Sài Gòn vội vã quay về (Pleiku), hình như để lo cho biệt thự của ông hơn là cho trận đánh đang diễn ra”.
Không chỉ Vĩnh Lộc, mà với hàng tướng tá Sài Gòn, kể cả Nguyễn Văn Thiệu, Westmoreland tỏ thái độ “kinh ngạc và thất vọng” vì họ có vẻ lo chuyện “ăn Tết” nhiều hơn là quan tâm đến lời cảnh báo. Trong khi ngược lại, thời điểm đó, những sĩ quan tình báo của ông nằm trong Bộ chỉ huy MACV như tướng Davidson luôn trong tâm trạng lo lắng.

Khoảng 10 ngày trước Tết, Davidson đã tự ý bỏ cuộc hẹn gặp với vợ, bà Jeanne, tại Hawaii như dự định để dán mắt dán mũi vào các dấu hiệu khả nghi về cuộc lui quân của đối phương quanh Sài Gòn. Gấp tới nỗi Davidson nhờ “ nói hộ cho Jeanne biếttôi không thể gặp bà ta. Nhờ giải thích, trong phạm vi bí mật, là tình hình trực chiến căng thẳng không cho phép tôi đến chỗ hẹn được. Xin cám ơn”.  

Vậy mà Thiệu và Cao Văn Viên không để tâm đúng mức đến các tin tình báo về khả năng Sài Gòn là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc đại tấn công. Dường như, Bộ tổng tham mưu Sài Gòn quá tin vào ba tuyến vành đai ngăn chặn các lực lượng vũ trang cách mạng thâm nhập nội đô. Theo Ban tổng kết chiến tranh Thành ủy TP.HCM qua cuốn Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến 1945-1975 (do Trần Hải Phụng - Lưu Phương Thanh chủ biên) thì lực lượng bảo vệ Sài Gòn trước Tết Mậu Thân “tương đương 4 sư đoàn Mỹ, 4 sư đoàn ngụy, 8 tiểu đoàn dù và thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn an ninh thủ đô, 20 vạn biệt động quân, bảo an, dân vệ, cảnh sát…tại các tuyến phòng thủ Sài Gòn”.

Đó là tuyến bảo vệ vòng ngoài với căn cứ Đồng Dù, cách Sài Gòn 30 km có sư đoàn bộ sư đoàn 25 “tia chớp nhiệt đới” Mỹ, thêm lữ 1 và 2 của sư đoàn này; cộng sư đoàn 25 bộ binh Sài Gòn cùng biệt động quân, bảo an. Ở hướng Bắc, sư đoàn 1 bộ binh Mỹ chốt Lai Khê; cạnh đó là sư đoàn 5 bộ binh, mấy chục tiểu đoàn biệt động quân, đại đội bảo an, dân vệ án ngữ; từ Bến Cát qua Ba Ri, Tân Quy đến Lái Thiêu, Tân Uyên. Hướng đó còn có trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ hoạt động ở Bến Cát cách Sài Gòn 50 km. Phía Đông và Đông Bắc có lực lượng quân Nam Triều Tiên chốt ở Dĩ An, lữ đoàn dù Mỹ ở Biên Hòa, quân Úc ở Long Bình, sư đoàn 18 đóng Xuân Lộc... Hướng Nam, hải quân với sự sẵn sàng chi viện của lực lượng tổng trù bị bao gồm sư đoàn thủy quân lục chiến và lữ đoàn dù Sài Gòn. Phía Tiền Giang và Bắc sông Hậu, sư đoàn 9 Mỹ sẵn sàng tiến về Long An bảo vệ phía Nam Sài Gòn.
Vào sâu nữa có tuyến phòng thủ bên trong gần lực lượng bảo vệ trị an lãnh thổ của Biệt khu thủ đô, cảnh sát dã chiến và biệt động quân. Phải kể thêm sư đoàn không quân số 7 Mỹ ở Tần Sơn Nhất và lực lượng đồn trú tại các yếu khu quân sự như trại Đống Đa, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Tô Hiến Thành... Các tuyến phòng thủ trên không ngăn chặn được sự thâm nhập của quân giải phóng như Westmoreland nêu trong hồi ký:

Khi thâm nhập, lính của Việt Cộng dùng căn cước giả giống dân thường không th phát hiện được trong đám người đông đúc đi chơi Tết”. Trong lúc đó, biệt động nội thành "mở những cuộc tấn công cảm to các mục tiêu như đài phát thanh, các khu doanh trại, các công sở của chính phủ, (...) hoặc ngôi nhà mới đồ sộ 6 tầng ở đường Thống Nhất - Sài Gòn: sứ quán Mỹ!”.

Westmoreland viết gì về trận đánh đại sứ quán đó?
Mai Nguyễn (còn nữa)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 29 - Westmoreland và vành đai phòng thủ Sài Gòn 1968