Kỳ 35: Danh họa Oskar Kokoschka và trào lưu biểu hiện khởi xướng từ quán cà phê

T.N.L | 07/05/2020, 08:29

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là còn là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Hàng quán cà phê là hiện thân của thời đại, nơi phản ánh chân thực nhân sinh quan, thế giới quan thời kỳ mà chúng khởi phát, tồn tại và phát triển.

Những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Viên hình thành một làn sóng trí thức mới với sự phát triển của tất cả lĩnh vực đời sống, tạo nên đặc trưng tinh thần nhân văn, tự do trong thời kỳ “Fin de Siecle” (Thời khắc chuyển giao). Các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là hội họa cũng đã ra đời dưới sức ảnh hưởng lớn của tinh thần nhân văn, tự do. Nghệ thuật hiện đại phải là nghệ thuật "đặt chân trần xuống đất”, đi sâu khám phá những bí ẩn bên trong con người đó là thế giới nội tâm. Hội họa hiện đại phải gắn với cái mới, khác với truyền thống, khác với cổ điển và đi vào chân trời mới lạ để khám phá bản chất con người nhưng không phủ định truyền thống, không coi thường cổ điển.

Giữa làn sóng tinh thần thời đại mới đó, ở quán Museum Café, danh họa Oskar Kokoschka đã gặp kiến trúc sư Adolf Loos - người thiết kế quán Museum Café. Đây được ví như dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của danh họa Oskar Kokoschka. Adolf Loos nhanh chóng đưa Kokoschka gia nhập nhóm nghệ thuật thuật thường hoạt động tại Museum Café như Gustav Klimt, Egon Schiele. Từ đây, phong cách sáng tác của Oskar Kokoschka đã có những chuyển biến quan trọng. Ông thoát ra khỏi lối vẽ của hội họa cổ điển và đặt những nền tảng đầu tiên cho trào lưu hội họa Biểu hiện (Expressionism), một trong những trào lưu hội họa có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền mỹ thuật phương tây thế kỷ 19.

Bức “Trance Player” (1909) vẽ chân dung diễn viên Ernst Reinhold được biết đến là một trong những tác phẩm đầu tiên biểu đạt khuynh hướng này được Kokoschka sáng tác sau cuộc gặp gỡ với Adolf Loos tại Museum Café. Mang những đặc trưng của trường phái biểu tượng là sự méo mó và cường điệu hóa hình dạng, ứng dụng màu sắc sặc sỡ và mạnh mẽ, tác phẩm của ông đã thành công kêu gọi người thưởng lãm lần lượt chú ý từ chủ đề đến quá trình nghệ thuật và rồi cuối cùng là tầm nhìn của nghệ sỹ. Vai trò của tranh chân dung cũng được Oskar Kokoschka định hình lại, trở thành phép ẩn dụ trực quan cho thế giới ảo của đời sống nội tâm của chủ thể, của tác giả và cả của những người thưởng lãm.

Bứt phá ra khỏi khuôn khổ những quy tắc truyền thống, trào lưu Biểu hiện chính là tuyên ngôn cho sự bất mãn của vẻ đẹp lý tưởng vốn là chuẩn mực của hội họa cổ điển và trở thành tiếng nói của con người thời đại mới, hướng tới tinh thần nhân văn, tự do. Hội họa qua lăng kính của Oskar Kokoschka muốn truyền tải là quá trình sáng tạo và những thông điệp cảm xúc của người nghệ sỹ ẩn sâu dưới bề mặt của những bức tranh.

Có thể nói, nếu như trào lưu Biểu hiện do Oskar Kokoschka khởi xướng là tiếng nói của thời đại mới thì hàng quán cà phê tại Viên chính là nơi để tiếng nói đó cất lên, giao thoa và lan tỏa mạnh mẽ. Tại đây hội tụ tinh hoa của tri thức, văn hóa, nghệ thuật thời đại, nơi các họa sỹ, nhà văn, nhạc sỹ cùng học giả có thể dành thời gian cả ngày để tranh luận trao đổi, cũng như tìm cảm hứng sáng tạo. Mỗi hàng quán cà phê tại Viên vì thế cũng mang những đặc điểm thu hút riêng. Quán Museum Cafe nối tiếng trong giới hội họa được các họa sĩ như Gustav Klimt, Egon Schiele và Oskar Kokoschka thường xuyên lui tới.

Quán cà phê là “ốc đảo” lý tưởng dành cho giới nghệ sỹ tại Viên để họ dành hàng giờ bên ly cà phê, lặng yên cảm nhận nhân sinh, cũng như góp phần quan trọng cho những sáng tạo nghệ thuật mang tính đột phá ra đời. Cùng với đó, nó trở thành mắt xích quan trọng thúc đẩy tiến trình vận động thay đổi của dòng hợp lưu của sự “bùng nổ văn hóa” tạo nên bầu khí quyển nhân văn đặc trưng của Viên thời đại “Fin de Siecle”.

Đón đọc kỳ sau: Quán cà phê văn học trong tiến trình tái cấu trúc tư tưởng thời đại

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 35: Danh họa Oskar Kokoschka và trào lưu biểu hiện khởi xướng từ quán cà phê