Hồi ký McNamara
Hồi ký McNamara

Kỳ 36: Đếm xác, căn bệnh ám ảnh thời chiến

20/01/2015, 17:00

Giữa năm 1965 - 67, không quân Mỹ và NVN đã dội hơn 1 triệu tấn bom xuống miền NVN, hơn gấp đôi số bom thả xuống miền Bắc. Thế nhưng thực tế chứng minh ngược lại: lực lượng VC và BV gia tăng... Đếm xác xác định quân giúp đo lường tổn thất về nhân mạng. Nhưng trở thành căn bệnh ám ảnh từ những con số của tôi....

Kỳ 35: Khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Kỳ 34: Tranh luận tại tòa Bạch Ốc “Mỗi ngày tình hình mỗi khác”

Khi cuộc ngưng oanh kích kết thúc vào cuối tháng 1.1966, Tổng thống Johnson yêu cầu tôi đánh giá về tình hình quân sự tại VN. Trong bản phúc trình ngày 21.1.1966, tôi bày tỏ quan điểm của tôi là CS đã dứt khoát quyết định tiếp tục tiến hành một cách mãnh liệt chiến tranh tại miền Nam. Họ tỏ ra tin tưởng rằng với nguồn tiếp liệu lên đến 140 tấn một ngày.

Để ngăn chặn, tôi khuyến cáo tăng thêm 200.000 quân Mỹ như tướng Westmoreland đã yêu cầu trước đó, nâng tổng số từ 179.000 lên 368.000 người vào cuối năm đồng thời cũng dự trù gia tăng oanh kích. Song tôi cảnh báo rằng nỗ lực gia tăng này cũng không hẳn sẽ khống chế được qui mô hoạt động của địch quân tại NVN bởi lẽ oanh kích chỉ có thể làm giảm bớt chứ không chấm dứt được dòng tiếp liệu từ miền Bắc.

Giữa năm 1965 và 1967, tướng Westmoreland ra sức đeo đuổi chiến lược gây tiêu hao cho VC và BV nhằm khiến đối phương tổn thất không kịp bù đắp. Thế nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại: lực lượng VC và BV gia tăng trong suốt năm 1966 và qua năm 1967.

Ngay từ ban đầu khi Mỹ dính dự vào VN, quân đội NVN đã chỉ cung cấp cho chúng tôi những tin tình báo nghèo nàn và các bản báo cáo thiếu chính xác. Đôi khi sự thiếu chính xác này hoàn toàn do cố ý, cũng có khi do quá lạc quan. Thảng hoặc, sự thiếu chính xác này đơn thuần phản ánh những khó khăn trong việc đo lường các thành quả một cách chính xác.
Thật ra chúng tôi cũng muốn đo lường các thành quả đấy chứ, tôi muốn nhấn mạnh điều này. Dẫu rằng chúng tôi có thể không đủ khả năng theo dõi những gì cụ thể trên chiến tuyến, chúng tôi vẫn có thể tìm ra được những thông số cho thấy chúng tôi đã thành công hay thất bại như đếm số mục tiêu phá hủy được ở miền Bắc, lưu lượng xe cộ di chuyển xuôi đường mòn Hồ Chí Minh, số tù binh, số vũ khí thu được, số xác định quân đếm được … vân vân.

Đếm xác xác định quân giúp đo lường tổn thất về nhân mạng. Chúng tôi tiến hành thực hiện điều này vì lẽ đây là một trong những mục tiêu đề ra bởi tướng Westmoreland: làm sao đạt đến một ngưỡng tổn thất nào đó mà, một khi vượt qua được, VC và BV sẽ khó mà bù đắp các tổn thất để kéo dài cuộc chiến.

Để làm được điều này, chúng tôi cần hiểu biết về khả năng duy trì các nỗ lực của đối phương trong lĩnh vực nào và họ tổn thất những gì. Đếm xác là một thí dụ của căn bệnh ám ảnh bởi những con số của tôi. Thiên hạ thường nói: “Cái gã McNamara này cứ chăm chăm bộ trưởng quốc phòng đều nhắm đến mục tiêu này, song vấn đề là lắm khi các báo cáo lại dối trá..."

Mùa xuân 1967, Westmoreland kết luận cuối cùng cũng đã đạt đến cái ngưỡng tổn thất mà địch quân phải gánh chịu: quân số địch quân đã dừng lại ở một mức nào đó, có thể còn đã giảm đi nữa là khác. Ngược lại CIA đã không cảm nhận rằng sức mạnh của địch quân đã giảm Trong báo cáo ngày 23.5.1967, các nhà phân tích của CIA kết luận: “Mặc cho các chiến dịch "tìm và diệt"... các tư lệnh VC vẫn tiếp tục phát triển lực lượng chủ yếu của họ, cả qua đường xâm nhập lẫn tuyển quân tại chỗ. Dường như địch quân có thể tiếp tục duy trì sức mạnh tổng hợp của họ trong cả năm tới”.

Cho dù nhận định nào – của tướng Westmoreland hay của CIA – là chính xác, tôi vẫn không thấy thoải mái chút nào vì lẽ VC và BV vẫn giữ vững được mức tổn thất của họ trong một cuộc chiến tranh du kích mà chính họ chọn rừng thẳm làm chiến trường mà thời điểm cũng như thời gian họ ấn định. Tệ hơn thế nữa là vào mùa xuân năm 1967, họ đã có đủ lực lượng để ngăn chặn bất cứ một sự mở rộng chiến dịch bình định nào, đặc biệt ở nông thôn nơi mà đa số dân chúng NVN sinh sống.

Chiến lược tiêu hao của Westmoreland dựa hẳn trên hỏa lực. Đạn pháo và bom xăng đặc trút xuống như mưa trên khu vực các căn cứ của VC và BV tại miền Nam.
Thường thì rất khó mà phân biệt ai là bộ đội ai là thường dân. Giữa năm 1965 và năm 1967, không quân Mỹ và NVN đã dội hơn 1 triệu tấn bom xuống miền NVN, hơn gấp đôi số bom thả xuống miền Bắc. Các trận chiến ngày càng gây tổn thất nơi thường dân và làm tăng số người chạy trốn chiến cuộc khốn khổ trong các trại. Cảnh tàn phá ngày càng tăng cũng như cảnh khốn khổ trên cả một đất nước mà chúng ta ngỡ là đang giúp đỡ khiến tôi bối rối rất nhiều.
Điều đó cũng đã vô tình phá hoại một cách sâu sắc nền tảng của kế sách bình định mà mục tiêu là mở rộng an toàn ra đến nông thôn và thu hút nhân tâm. Nó cũng đã gây thiệt hại cho mọi nỗ lực xây dựng sự ủng hộ của dân chúng cho chính quyền Sài Gòn, mà điều này chính là yếu tố then chốt để đánh bại VC.
Với một chính quyền Sài Gòn tham ô và với một sự phối hợp nghèo nàn giữa chính quyền Sài Gòn và người Mỹ (cũng như giữa người Mỹ với nhau), các nỗ lực của chúng tôi bị xói mòn. Các ngân khoản dành cho rất nhiều dự án không bao giờ đến nơi cần đến. Nhiều quan chức địa phương còn nghĩ rằng chiến dịch bình định đe dọa quyền uy của họ. Thành ra dân làng vốn đã bị tổn thất vì chiến tranh rồi lại đâm ra ác cảm hoặc dè chừng trước mọi cố gắng (dân sự vụ) của chúng tôi. Càng cố gắng thúc đẩy bình định, chúng tôi càng nhanh chóng thất bại.
Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)
Bài liên quan

(0) Bình luận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 36: Đếm xác, căn bệnh ám ảnh thời chiến