Vào đúng tuần này cách đây 36 năm, nước Mỹ mất đi một nhân vật biểu trưng cho sự sụp đổ của các rào cản đối với những chính khách đồng tính - Harvey Milk. 

Kỷ niệm 36 năm ngày mất của Harvey Milk - huyền thoại của cộng đồng LGBT Mỹ

Một Thế Giới | 06/12/2014, 11:00

Vào đúng tuần này cách đây 36 năm, nước Mỹ mất đi một nhân vật biểu trưng cho sự sụp đổ của các rào cản đối với những chính khách đồng tính - Harvey Milk. 

Harvey Milk là người đồng tính công khai đầu tiên trúng cử vào bộ máy chính quyền của bang California. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát khi chỉ mới giữ chức vụ được gần một năm (27.11.1978)
Harvey Milk
Mặc dù khoảng thời gian đương nhiệm khá ngắn ngủi nhưng Harvey Milk đã giúp xóa bỏ một phần những rào cản vô hình đối với người đồng tính trong quá trình tuyển chọn nhân lực cho bộ máy chính quyền. Ông luôn tâm đắc với câu nói nổi tiếng của Marian Wright Edelman “Bạn không thể trở thành những gì bạn chưa chứng kiến”, Harvey Milk muốn cho các thế hệ tương lai chứng kiến hình ảnh một chính khách đồng tính thành công. Chắc hẳn là Milk sẽ tự hào khi nhìn thấy các bước tiến đã đạt được trong việc đi tìm sự bình đẳng.
Harvey Milk
Vào năm 1978 khi ông mất, có thể đếm số lượng các chính khách đồng tính công khai chỉ với một bàn tay. Một vài năm trước, Kathy Kozachenko được bầu chọn vào Hội đồng thành phố Ann Arbor, Michigan, trở thành ứng cử viên đồng tính công khai đầu tiên được bầu chọn vào bộ máy chính quyền. 4 thập kỷ trôi qua nhanh, hiện tại cứ 5 người Mỹ thì có 1 người được đại diện bởi một chính khách đồng tính. Tuy nhiên, sẽ quá lạc quan nếu nói mọi chuyện đã đến hồi kết.
Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn vì còn rất nhiều thứ hầu như chưa thay đổi gì từ thời của Milk. Đáng chú ý nhất là việc phe cánh hữu phản đối quyền lợi của người đồng tính được hậu thuẫn bởi các đại biểu Đảng Cộng hòa. Trước đây, Milk đã phải đấu tranh chống lại các ý kiến phản đối người đồng tính của nhà hoạt động xã hội Anita Bryant và cựu thượng nghị sĩ John Briggs, người đã vận động cho ý kiến rằng người đồng tính phải bị sa thải, thì cuộc đấu tranh ngày nay là để cho dự luật “Không phân biệt đối xử với người đồng tính trong môi trường lao động” được thông qua. Cả 2 tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng cũng cùng một cốt truyện. Cứ thế lặp đi lặp lại, phe bảo thủ vẫn dựa vào những câu chuyện hoang đường rằng bảo vệ những người nhân viên đồng tính có thể dẫn tới sự suy yếu và phá sản, hay người đồng tính là những kẻ ấu dâm và đáng bị sa thải.
Harvey Milk
Nhưng Milk biết rằng chỉ có thực tế mới đập tan được những đồn thổi hoang đường. Rất lâu trước khi các nghiên cứu cho thấy rằng việc một người nào đó quen biết một ai khác là đồng tính sẽ tác động lên sự ủng hộ của họ đối với chính sách dành cho người đồng tính – điều mà bây giờ người ta gọi là “hiệu ứng Rob Portman” (Rob Portman là một thượng nghị sĩ đã thay đổi quan niệm từ chống đối gay gắt sang ủng hộ nhân đồng tính sau khi con trai ông thú nhận là người đồng tính) - thì Milk đã biết trước nhờ trực giác. “Một khi nhận ra con cái họ có thể nằm trong số chúng ta, đồng tính hiện diện mọi nơi thì mọi lời đồn thổi hoang đường, mọi lời bịa đặt, mọi lời cạnh khóe sẽ biết mất hoàn toàn”, Milk đã từng nói.
Harvey Milk
Milk từng là người dẫn đầu cho sự hiện diện của LGBT. Nhưng vào những năm 1970, ông chỉ có thể mơ đến những tổ chức như Victory Fund, làm việc mỗi ngày để chắc chắn rằng tiếng nói của cộng đồng LGBT được có mặt trên bàn của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Ông ấy chỉ có thể mơ tới mạng lưới toàn quốc của những người trẻ tiến bộ, trong đó có nhiều người thuộc LGBT, như tổ chức PFAW Foundation’s Young Elected Officials Network, đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt lãnh đạo đất nước. Và ông ấy chỉ có thể mơ tới một nền chính trị tương lai tiến bộ mà ở đó sự bình đẳng không chỉ dành cho người không thuộc LGBT.
Harvey Milk
Sự thay đổi đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vào năm 1984, trong bộ phim tài liệu mang tên “The Times of Harvey Milk”, nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người đồng tính Bill Kraus đã nói ra những điều có thể xem như là thành tựu lớn nhất của Milk: “Trước khi Milk được bầu chọn, tôi nhớ tôi đã nhìn vào tòa thị chính và cảm thấy rằng đó không phải là nơi dành cho tôi.”  Kraus nói, “Tôi không thuộc về nơi đó. Tôi không được chào đón ở đó. Harvey đã góp phần thay đổi tất cả.” Khi mà phần lớn thành viên trong xã hội chúng ta không cảm thấy tòa thị chính hay bất cứ tòa nhà nào của chính phủ là nơi của họ, không cảm trằng họ có tiếng nói chính đáng trong hệ thống chính trị, thì khi đó nền tự do dân chủ của đất nước đó đơn giản là không hiện diện.
“Vậy nên ngày hôm nay chúng ta dành sự tưởng nhớ đến Harvey Milk cùng những người tiên phong vì đã mở rộng cánh cổng mà một khi đã mở sẽ không còn đóng lại nữa.” – Michael Keegan, Chủ tịch của tổ chức PFAW nói.
Một số hình ảnh về Harvey Milk: 
Harvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey MilkHarvey Milk
Trailer phim "Milk" kể về cuộc đời của Harvey do Sean Penn thủ vai
Tiểu Ngư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỷ niệm 36 năm ngày mất của Harvey Milk - huyền thoại của cộng đồng LGBT Mỹ