Các nhà khoa học ở Viện protein trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đang tiến hành kiểm tra cấu trúc của các loại thuốc điều trị dựa trên các kháng thể không có ở người nhưng lại hiện hữu ở loài lạc đà.
Công trình nghiên cứu được Quỹkhoa học Nga tài trợ và kết quả được giới thiệu tại Hội nghị khoa học về các bệnh tự miễn và các bệnh suy giảm miễn dịch.
Để điều trị có hiệu quả hơn các bệnh tự miễn, hiện nay người ta sử dụng rộng rãi các kháng thể nano đã được tìm thấy ở loài lạc đà và không tìm thấy ở người. Các nhà khoa học Nga đang chỉnh sửa để giảm tính miễn dịch của chúng, tức khả năng gây phản ứng miễn dịch ở người, sau khi sử dụng chúng làm thuốc điều trị.
Nhà nghiên cứu Olga Kostareva, ngườichủ trì dự án giải thích rằng “hiện tại, quá trình tương tác của các kháng thể nano với kháng nguyên mới được nghiên cứu rất ít và hậu quả là chưa phát triển đầy đủ các phương pháp biến đổi chúng. Quá trình này rất tốn công và phức tạp nên hầu như chưa ai làm được. Các kháng thể nano có thể ví như một loại hộp đen không ai biết chính xác điều gì đang xảy ra trong đó và chúng tôi đang theo dõi những gì diễn ra để tìm cách ứng dụng”.
Các kháng thể là các phân tử protein hình thành trong huyết tương khi virus, vi khuẩn và các kháng thể khác được đưa vào trong đó. Các kháng thể ngăn chặn sự sinh sản của các tác nhân này và làm trung hòa các chất độc hại do chúng thải ra.
Các bác sĩ sử dụng các kháng thể để điều trị các bệnh tự miễn dịch vốn phát triển do hoạt động của hệ thống miễn dịch người bị phá vỡ, khiến các tế bào miễn dịch cảm nhận mô của người như là các mô lạ và bắt đầu tiêu diệt chúng.
Mặc dù hiện có rất nhiều loại thuốc trị liệu dựa trên kháng thể, nhưng vẫn luôn có nhu cầu về những loại thuốc mớivì tình trạng nhờn thuốc.
Theo trang web aaidconference.ru, thông thường, khi phát triển các loại thuốc dựa trên các kháng thể, các nhà sinh học sẽ thử nghiệm nhiều lựa chọn khác nhau và một trong số chúng sẽ được chọn, có đặc tính tốt hơn phần còn lại.
Và hiện nay, các nhà khoa học Nga đã quyết định sử dụng các kháng thể không có ở người nhưng lại hiện hữu ở loài lạc đà.
Vũ Trung Hương