Các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đang hút khách là dân văn phòng muốn tiết kiệm chi phí trong thời buổi vật giá leo thang.

Lạm phát khiến các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc hút khách

Bảo Vĩnh | 29/06/2022, 15:25

Các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đang hút khách là dân văn phòng muốn tiết kiệm chi phí trong thời buổi vật giá leo thang.

Park Mi-won,62 tuổi, chưa từng mua bữa ăn trưa ở cửa hàng tiện lợi, cho đến khi bữa ăn buffet ưa thích của bà gần đây tăng giá 10% lên 9.000 won (7 USD) vì lạm phát cao ở Hàn Quốc.

Bây giờ, bà Park đến cửa hàng tiện lợi 3 lần/tuần, vì ở đó giá cơm trưa có giá phải chăng, món ăn ngon. Mì ăn liền, bánh sandwich và cơm rong biển bán chưa tới 5 USD.

Dây chuyền cửa hàng tiện lợi GS25 đã báo doanh số bán mì ăn liền tăn hơn 30 % từ tháng 1 đến tháng 5.2022. Ghi nhận nhu cầu tăng nên GS25 cũng tung ra dịch vụ đăng ký món ăn mới cho nhân viên văn phòng với giá bán khuyến mãi và giao thẳng đến văn phòng.

Các cửa hàng tiện lợi khác như CU và 7-Eleven cũng ghi nhận nhu cầu ăn ít tiền, trong khi Emart24 ghi nhận doanh số bán cơm hộp tăng 50 % ở các khu vực nhiều trụ sở văn phòng.

Trong khi đó, giá bữa ăn ở các nhà hàng Hàn Quốc đã tăng 7,4% hồi tháng 5, là tốc độ tăng nhanh nhất từ 24 năm nay. Giá các món ăn phổ biến như cơm bò hầm "galbitang" tăng 12,2%, mì lạnh "nengmyun" tăng 8,1%, theo các số liệu thống kê của chính phủ.

Quanh thủ đô Seoul, giá trung bình của món mì lạnh gần đây có giá trên 10.000 won, trong khi mì ăn liền có giá trên 1.000 won ở các cửa hàng tiện lợi, theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc.

Một thăm dò của công ty nhân sự Incruit hồi tháng 5 cũng cho thấy, 1.004 nhân viên văn phòng nói chi phí ăn trưa là gánh nặng. Trong số này, gần một nửa tìm các cách tiết giảm chi phí ăn trưa.

Theo một cơ quan nông nghiệp thuộc Liên Hợp Quốc, giá lương thực toàn cầu tăng 23% hồi tháng 5. Chiến tranh ở Ukraine đã tác động đến nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine và Nga, và khiến giá nhiên liệu và phân bón tăng theo.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu tăng giá 1% sẽ khiến giá lương thực chế biến sẵn tăng 0,36% trong năm tới, và giá bán ở nhà hàng tăng 0,14% trong 3 năm tới. Một số chủ nhà hàng nói thực khách nên sẵn sàng với giá bán sẽ còn tăng cao hơn.  

Dù nhiều nhà hàng nhỏ vẫn làm ăn tốt nhờ sự phục hồi sau dịch COVID-19, các nhà kinh tế học vẫn cảnh báo sức ép kéo dài trên giá tiêu dùng sẽ đè nặng sự chi tiêu.

Lee Seung-hoon, kinh tế trưởng ở công ty Meritz Securities, nói: “Khi giá tiêu dùng tăng cao ngày càng kéo dài, nó sẽ bắt đầu đè nặng lên tiêu dùng tư nhân, và khi điều này xảy ra, cùng với các điều kiện bên ngoài xấu đi đối với xuất khẩu, nó sẽ đặt ra câu hỏi về việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của ngân hàng trung ương mà chúng ta đang thấy hiện nay”.

Bài liên quan
G7 cam kết đóng góp 5 tỉ USD để xử lý bất ổn lương thực toàn cầu
Các nhà lãnh đạo 7 nước phát triển (G7) hứa sẽ đóng góp tổng cộng 5 tỉ USD để cải thiện an ninh lương thực toàn cầu, một quan chức Mỹ cho biết ngày 28.6.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát khiến các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc hút khách