Mới đây, theo kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, Học viện Khoa học xã hội (KHXH) đã báo số lượng giảng viên ít hơn số đào tạo trình độ tiến sĩ, vượt quá năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Lãnh đạo viện Hàn lâm Khoa học xã hội cần phải chịu trách nhiệm về vai trò giám sát của mình

Hải Yến | 31/08/2017, 11:43

Mới đây, theo kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, Học viện Khoa học xã hội (KHXH) đã báo số lượng giảng viên ít hơn số đào tạo trình độ tiến sĩ, vượt quá năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Theo số liệu tự kê khai, năm 2017 đội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện KHXH gồm 21 giáo sư, 184 phó giáo sư và 249 tiến sĩ. Song qua kiểm tra cho thấy, số giảng viên cơ hữu kê khai bao gồm cả cán bộ nghiên cứu của các viện, đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Số giảng viên của Học viện KHXH đến tháng 1.2017 chỉ là 7 phó giáo sư và 17 tiến sĩ và đây cũng chính là đơn vị gây xôn xao khi "sản xuất tới hơn 700 tiến sĩ chỉ trong vòng gần 2 năm".

Chia sẻ với phóng viên, GS.TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Namkiêm Giám đốc Học viện KHXH, cho biết kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT về hàng loạt sai phạm của học viện là đúng sự thật. Tuy nhiên trong năm 2016, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH bổ nhiệm một phó chủ tịch viện kiêm giám đốc Học viện KHXH, thay thế giám đốc cũ và bổ nhiệm một số trưởng khoa mới, chấn chỉnh tình trạng dư thừa và khắc phục kết luận của thanh tra.GS.TS Phạm Văn Đức thừa nhận sau khi Thông tư 7/2015/BGDDT ngày 16.4.2015 của Bộ GD-ĐT được ban hành, Học viện Khoa học Xã hội chưa kịp thời bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo.

Trước lo ngại kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT về việc học viện đào tạo thạc sĩ mà không có danh sách tên cán bộ chấm thi, luận án thiếu xác nhận của người hướng dẫn, phản biện... nên không đảm bảo chất lượng, GS.TS Phạm Văn Đức thông tin do những sơ suất về công tác lưu trữ, Phòng Quản lý Đào tạo đã không lưu trữ đầy đủ theo quy định. Trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các thầy cô thành viên đều phải nộp và trình bày bản nhận xét của mình trước hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Song trên thực tế, một số thầy cô không ký hoặc không ghi thời gian vào các bản nhận xét.

Ông Đức cũng khẳng định việc đó không ảnh hưởng chất lượng của luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Từ trước đến nay, các luận án tiến sĩ được Bộ GD-ĐT thẩm định về nội dung đều đáp ứng các yêu cầu.

Chia sẻ ý kiến của mình, ông Phạm Tất Thắng,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khẳng định: Việc để cho những sai phạm của "lò đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ" là thuốc về Bộ GD-ĐT và Viện Hàn lâm KHXH. Giám đốc của Học viện vừa là cấp trên quản lýnhưng lại là người có vai trò giám sát đã không làm tròn trách nhiệm của mình.

Việc đào tạo quá chỉ tiêu là làm sai quy định của cơ quan quản lý vì việc này đã diễn ra nhiều năm trước đó và rõ ràng qua hồ sơ đã thấy không phù hơp với chính học viện đó vì "quá tải". Còn thanh tra kiểm tra, phát hiện chậm có hai vấn đề (có kiểm tra giám sát nội bộ của Học Viện) thì có thực tế, bản thân Giám đốc Học viện lại là Phó Giám đốc của Viện nên cơ quan thanh tra có khi cũng nể nang, có khi phát hiện nhưng cũng không mạnh dạn đấu tranh với những biểu hiện sai như thế. Kiểu giống như “vừa đá bòng, vừa thổi còi" nên không có sự giám sát chặt chẽ.Cũng đưa ra giải pháp về tình trạng thừa thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện này, ông Thắng cũng nêu rằngvề góc độ quản lý phải sát sao hơn nữa, tự nhận trách nhiệm và kỷ luật những người có liên quan.

Trước đó, hồi tháng 4.2016, thông tin về “lò sản xuất tiến sĩ” với những đề tài nghiên cứu như "Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã" gây xôn xao mạng xã hội. Dựa trên thông tin công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, một người dùng mạng tính toán và đưa ra kết quả: Trung bình một tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ. Nếu tính ngày làm việc, chỉ 1 ngày một tiếng, 15 phút, cơ sở này cho “ra lò” một tiến sĩ.

Không chỉ bất ngờ với tốc độ “sản xuất” của “lò tiến sĩ” này, người dùng Facebook còn bàn tán về những đề tài được cho rằng chưa xứng tầm với luận án tiến sĩ, như: Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã, Câu bị động trong Tiếng Anh và các phương thức dịch sang Tiếng Việt, Hành vi nịnh trong tiếng Việt, Địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm, Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề...

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo viện Hàn lâm Khoa học xã hội cần phải chịu trách nhiệm về vai trò giám sát của mình