1 doanh nghiệp đã bỏ hàng trăm triệu để xây chiếc cầu mới cho dân qua lại. Nhưng thay vì cám ơn nhà tài trợ, nhiều người dân đã kịch liệt phản đối vì nhà tài trợ lấy tên cha mình thay vào, gọi là cầu Mười Út.

Lấy tên… cha mình đặt cho chiếc cầu, nhà tài trợ bị phản ứng

Hồ Hùng | 05/12/2016, 11:32

1 doanh nghiệp đã bỏ hàng trăm triệu để xây chiếc cầu mới cho dân qua lại. Nhưng thay vì cám ơn nhà tài trợ, nhiều người dân đã kịch liệt phản đối vì nhà tài trợ lấy tên cha mình thay vào, gọi là cầu Mười Út.

Không chịu thì… lội sông?

Đấy là chiếc cầu Kinh Tắt, thuộc xã Mỹ Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An, trước đây được dựng bằng gỗ. Sau khi cầu bị hư hỏng nặng, chủ 1 doanh nghiệp ở gần chiếc cầu đã thông qua chính quyền địa phương, quyết định bỏ tiền xây lại cầu bằng bê tông vĩnh cửu. Phía doanh nghiệp này cho rằngngân sách còn khó khănnên doanh nghiệp sẽ gách vác thay việc xây chiếc cầu này cho dân đi lại dễ dàng, xem như làm từ thiện.

Và sau khi cầu hoàn thành, ở đầu cầu, chiếc bảng tên cầu được thay bằng tên Mười Út - cha ruột của ông chủ doanh nghiệp tài trợ, thay vì gọi là cầu Kinh Tắt như trước đây. Đó chính là lý do mà nhiều người dân địa phương phản ứng. Họ không đồng tình với việc thay đổi tên cầu “đột ngột” do ý muốn của cá nhân - dù là người bỏ tiền xây cầu, và đề nghị giữ lại tên Kinh Tắt.

Theo 1 người dân, dù là chiếc cầu nông thôn, nhưng muốn đổi tên như vậy phải thông qua những vị cao niên tại địa phương và được sự chấp thuận của UBND xã. Tuy nhiên, nhà tài trợ này tự làm rồi tự đặt tên dùkhông được dân đồng ý.

Ông Lê Hữu Tâm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, cho biết xã đã báo cáo lên huyện việc người dân phản ứng đổi tên cây cầu truyền thống mấy chục năm thành tên cha ruột của nhà tài trợ xây dựng mới cây cầu. Tuy nhiên, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Phía chính quyền cũng khá lúng túng trước sự việc hy hữu này. Nếu không có doanh nghiệp bỏ tiền ra xây thì dân lấy cầu đâu mà qua sông, chẳng lẽ lội qua? Còn nếu phản ứng, giả như nhà tài trợ “giận dỗi” đòi tiền xây cầu lại thì ai sẽ bỏ tiền ra mà trả, chính quyền hay chính dân - những người thụ hưởng?

Và người dân dù phản ứng, nhưng ngày ngày vẫn phải qua lại chiếc cầu mà nhà tài trợ bỏ tiền ra xây…

Hình thức “xã hội hóa” mới để giúp dân?

Cái rắc rối phát sinh ở cầu Kinh Tắt là do từ đầu khi bàn với chính quyền địa phương việc tài trợ xây cầu, nhà tài trợ đã không đề nghị họp dân và bàn phương án đổi tên cầu thành tên cha mình sau khi xây xong.

Nếu dân đồng thuận ngay từ đầu, chấp nhận đổi tên chiếc cầu mới để chấm dứt cảnh qua sông nguy hiểm thì sự việc đã không rắc rối. Bởi đây chỉ là chiếc cầu nông thônvà việc đổi tên cầu không phải thông qua HĐND tỉnh… như những chiếc cầu quy mô trong nội ô thành phố, đường tỉnh…

Những ngày qua,có khá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Theo anh Nguyễn Trường Huy, ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, thực ra tình trạng cầu hư hỏng, thậm chí cầu tạm, cầu khỉ… còn khá nhiều ở miền Tây. Trong khi đó, ngân sách địa phương phải trang trải nhiều thứ, và người dân phải chịu cảnh nguy hiểm khi qua lại cầu.

Cây cầu vàongày khánh thành

“Do đó, nếu có nhà tài trợ nào đồng ý bỏ tiền ra xây, bù lại họ được quyền đặt tên cầu thì cũng là giải pháp hay. Cần nhân rộng mô hình này. Thậm chí những đoạn đường giao thông nông thôn xuống cấp cũng có thể áp dụng cách làm này. Nhà tài trợ cũng cần được đổi lại thứ gì cho họ chứ”.

“Về việc này, cá nhân tôi nghĩ rằngnhà tài trợ xây dựng chiếc cầu này rồi lấy têncha ruột của mình đặt tên cầu là chưa đúng lắm. Nhưng, mọi người cũng nên thông cảm và hiểu rằng, nếu nhà đầu tư không tài trợ thì làm sao mà người dân nơi đây và những người nơi khác qua lại được con kênh này?

Vì vậy mà ta cũng vui vẻ thông cảm và đây cũng là cách khuyến khích những người khá giả, nhà đầu tư… làm những công trình có lợi ích chung cho xã hội và đặt tên cầu, đường cho cá nhân họ cũng là hợp lý”, 1 cư dân mạng bình luận.

Thậm chí, có người cho rằngnên xem cách các nhà tài trợ bóng đá làm rồi mới suy xét sự việc, bởi 1 nhà tài trợ bỏ tiền vào đội bóng, họ thậm chí có quyền gắn tên doanh nghiệp của họ vào tên sân bóng, tên đội bóng…

Tuy nhiên, xem lại cách làm này vẫn chưa ổn lắm bởi những doanh nghiệp đầy bê bối, thậm chí những tên du đãng khét tiếng nhưng lắm tiền nhiều của… cũng có thể bỏ tiền ra xây cầu, làm đường và được vinh danh?

Chỉ là do “tiền trảm hậu tấu”

Người có tâm và có lòng thiện nguyện, khi đóng góp hoặc cho ai cái gì không đòi hỏi phải được tôn vinh hay nhắc nhở tới. Tôn vinh hay nhắc nhở tới người cho hay không, là từ những người được nhận.

Như hồi năm 2002, Công ty Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) do ông Lê Văn Quang làm Tổng giám đốc, đã tài trợ hơn 10 tỉđồng - số tiền lớn vào thời điểm ấy, để địa phương xây dựng trường THCS phường 7 (TP.Cà Mau). Sau đó, công tycòn kêu gọi các doanh nghiệp khách hàng tài trợ thêm bàn, ghế… cho trường, mà không hề đòi hỏi vinh danh, đặt tên gì cả…

Thậm chí chỉ chuyện nhỏ, như mới đây, trên Facebook cá nhân của 1 phóng viên ở miền Tây, đăng chuyện 1 nông dân ở Đồng Tháp Mười (Long An), nhà nằm ven con đường vắng, hàng quán cả chục cây số không thấy.

Ngày ngày, ông mua bình nước tinh khiết, vác ra để ven đường cùng chiếc ly nhựa, ai đi đường cứ khát thì ghé vào uống, miễn phí. Khách thấy chủ nhà đen thui thùi lùi, tò mò hỏi: “Chịu chơi dữ hén.Chơi luôn bình nước tinh khiết hén.Kiểu vầy nghèo chết!”. Ông chủ nhe răng cười: “Nghèo rồi, nghèo thêm chút xíu có sao”. Ông khỏi cần ghi tên ai là chủ cái bình nước, cứ ai ghé hết khát là ông vui rồi!

Tên đặt cho 1 cây cầu, 1 con đường... thường phải có một ý nghĩa, gắn liền với một biến cố hay sự kiện lịch sử, hoặc 1 nhân vật có công với người địa phương, với đất nước... Và đặt tên cầu hay con đường cần có sự bàn bạc, đồng thuận của chính quyền và người dân, chứ không phải cứ bỏ tiền ra xây rồi đặt tên mình vào.

Thực ra, người dân miền Tây vẫn chấp nhận đặt tên những chiếc cầu nông thôn theo ý nhà tài trợ, vì họ bỏ tiền bỏ công xây cho mình đi. Nhưng đó là cầu mới.Hầu như chưa nhà tài trợ nào muốn lấy tên mình để đặt thay thế cho 1 chiếc cầu nào đã có sẵn tên.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng: “Cái sai là từ đầu nhà tài trợ, chính quyền địa phương không bàn bạc trước với dân. Giờ sự việc như thế này, giả như tôi còn làm chủ tịch, địa phương có chuyện như vậy tôi cũng… bó tay”.

Dĩ nhiên đó là nói vui, chứ theo ông cách tốt nhất bây giờ vẫn là mời các bên ngồi lại, bàn bạc tìm giải pháp. Giả như có thể chỉ gắn tấm biển nhỏ “Ông Mười Hữu tài trợ xây cầu này”… và giữ nguyên tên Kinh Tắt.

Theo ông Nhị, với những chiếc cầu ở vùng nông thôn sâu, việc đặt hoặc đổi tên theo ý nhà tài trợ, hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu như cái tên ấy, chính quyền địa phương qua rà soát, kiểm tra, xác định không dính gì đến tai tiếng xấu từ trước giờ. “Tất nhiênphải có sự bàn bạc ngay từ đầu với dân”, ông nói.

Thanh Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy tên… cha mình đặt cho chiếc cầu, nhà tài trợ bị phản ứng