Sau nhiều nỗ lực thoả thuận giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Mỹ, tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ chính thức cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm 5 ngày từ 5.3 đến 9.3.2018.

Lịch trình của hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)

Lê Đình Dũng | 27/02/2018, 14:21

Sau nhiều nỗ lực thoả thuận giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Mỹ, tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ chính thức cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm 5 ngày từ 5.3 đến 9.3.2018.

Ngày 27.2, Sở TT-TT TP.Đà Nẵng cho hay, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5.3 – 9.3.2018.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chỉ huy và thủy thủ đoàn sẽ tham dự các hoạt động lễ tân, xã giao, trao đổi chuyên môn kỹ thuật, giao lưu cộng đồng, hoạt động từ thiện tại thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, ngày 5.3, sẽ diễn ra lễ đón tàu và tổ chức họp báo tại cảng Tiên Sa. Sau đó, chỉ huy đoàn chào xã giao Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, chào xã giao lãnh đạo TP.Đà Nẵng. Ban nhạc Hải quân Mỹ sẽ biểu diễn âm nhạc tại cầu Rồng.

Ngày 6.3, đoàn sẽ thăm Trung tâm điều dưỡng bệnh nhân tâm thần, thăm làng trẻ SOS, giao lưu bóng đá, chỉ huy đoàn chào xã giao Tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Ngày 7.3, đoàn thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng, trung tâm nuôi trẻ mồ côi, giao lưu bóng rổ, ban nhạc Hải quân Mỹ biểu diễn âm nhạc ở công viên Biển Đông.

Từ 7 giờ 30 ngày 9.3, tại cảng Tiên Sa sẽ diễn ra lễ tiễn tàu.

Chuyến thăm của USS Carl Vinson là một trong các đề tài được thảo luận trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 25.1.2018. Hai bộ trưởng cũng đề cập việc Mỹ chuyển giao một tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam.

Tàu sân bay USS Carl Vinson là một trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thuộc phiên chế của Hải quân Mỹ. Theo Military Factory, được đặt hàng vào năm 1974 và chính thức phiên chế năm 1982, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) sở hữu hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân Westinghouse-brand A4W cùng 4 tua-bin hơi, cho phép tàu đạt vận tốc 55km/giờ với lượng giãn nước 97.000 tấn. Tàu được đặt tên Carl Vinson, đại biểu Quốc hội bang Georgia để ghi nhận những đóng góp của ông cho Hải quân Mỹ.

Để vận hành hết công năng của con tàu dài 332,84m, rộng 76,81m, cao 12,5m, USS Carl Vinson có lực lượng thủy thủ đoàn hùng hậu lên tới 5.680 người. Tàu USS Carl Vinson được trang bị khoảng 90 máy bay nhiều loại, bao gồm tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Khả năng tấn công của USS Carl Vinson được bổ trợ bằng năng lực phòng thủ gồm: 2 bệ phóng tên lửa đối không Sea Sparrow, 2 bệ phóng tên lửa đối không tầm gần RIM. Ngoài ra, 3 hệ thống vũ khí CIWS cung cấp năng lực chống tên lửa tầm gần/máy bay trong trường hợp các vật thể này có cơ may vượt qua hệ thống máy bay và năng lực phòng thủ của tàu sân bay USS Carl Vinson.

Tháng 2.2017, Hải quân Mỹ tiết lộ USS Carl Vinson được điều động tuần tra ở vùng Biển Đông có tranh chấp, động thái khiến Trung Quốc vốn có các tuyên bố chủ quyền phi lý đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ, nổi giận. Tháng 4.2017, USS Carl Vinson được điều tới khu vực Bán đảo Triều Tiên sau hàng loạt vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng.

USS Carl Vinson không hoạt động riêng rẽ mà nằm trong cụm tàu chiến đấu tàu sân bay Carl Vinson, được hộ tống bởi các tàu khu trục tên lửa USS Wayne E.Meyer (DDG-108) và USS Michael Murphy (DDG-112) đều thuộc lớp Arleigh Burke, cùng với tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) lớp Ticonderoga.

Trong đó, 2 tàu khu trục có thể mang tới 128 quả tên lửa Tomahawk, còn tuần dương hạm lớp Ticonderoga được trang bị tới 122 quả tên lửa Tomahawk. Đây chính là loại tên lửa hành trình mà hai tàu khu trục Mỹ USS Ross và USS Porter nã vào căn cứ không quân Xy-ri hôm 6.4.2017.

Bản thân USS Carl Vinson không có nhiều vũ khí tự vệ và sự an toàn của nó phụ thuộc vào các máy bay và tàu hộ tống đi kèm.

USS Carl Vinson có một đội ngũ gần 6.000 nhân viên, sẽ được đi kèm với một tàu khu trục tên lửa có hướng dẫn, mang theo thủy thủ đoàn khoảng 370 người. Dĩ nhiên không phải tất cả các nhân viên này sẽ được phép rời cảng tại Đà Nẵng, nhưng số lượng thủy thủ và phi hành đoàn lớn khiến đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975.

Trước đây, tàu chiến của hải quân Mỹ đã nhiều lần ghé thăm và có các hoạt động giao lưu với hải quân cũng như nhân dân Việt Nam nhưng chuyến thăm của USS Carl Vinson sẽ đánh dấu lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ cập cảng Việt Nam.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lịch trình của hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)