Kể từ khi các cử tri Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, giờ đây các nhà phân tích lo rằng viễn cảnh này sẽ lập lại khi Ba Lan và EU liên tục có những căng thẳng, xung đột liên tục.

Liên tục xung đột, liệu Ba Lan có rời khỏi EU?

Hà Ngọc Bách | 05/08/2017, 20:56

Kể từ khi các cử tri Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, giờ đây các nhà phân tích lo rằng viễn cảnh này sẽ lập lại khi Ba Lan và EU liên tục có những căng thẳng, xung đột liên tục.

Liên tục trong những tháng qua, những căng thẳng giữa chính quyền bảo thủ của Ba Lan và EU khiến nhiều người lo lắng cái kết sẽ là việc Warsaw rời khỏi khối.

Hôm 3.8, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, cựu thủ tướng Ba Lan, một người thường xuyên chỉ trích đảng cầm quyền của nước này đã đặt câu hỏi về tương lai của Ba Lan ở EU.

Dù vậy, theo Washington Post, đa phần người Ba Lan không muốn rời khỏi EU do những ích lợi mà liên minh này mang lại với họ. Cụ thể, một cuộc điều tra gần đây cho thấy tới 70% dân Ba Lan ủng hộ gia nhập EU vì những ích lợi mà họ đạt được.

Thế nhưng những thành viên đối lập trong quốc hội Ba Lan thì lại lo lắng rằng những xung đột không ngừng leo thang giữa EU và Warsaw sẽ có kết thúc là sự chia tách.

Họ cho rằng cách thức mà lãnh đạo Jaroslaw Kaczynski của đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền là đáng quan ngại khi đảng này liên tục đưa ra những chính sách khiến EU bực tức. Chính sách cải cách tư pháp gây tranh cãi và lệnh khai thác gỗ mở rộng lấn sâu vào khu rừng nguyên sinh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là 2 thứ bị chỉ trích nhiều nhất.

Chính phủ Ba Lan đã đẩy mạnh việc thông qua cải cách tư pháp, qua đó đưa hệ thống tòa án vào vòng kiểm soát của đảng cầm quyền. Những viên chức điều hành EU ngay lập tức chỉ trích hành động này vì cho rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn dân chủ vì giảm tính độc lập của ngành tư pháp.

Warsaw từ chối yêu cầu của EU từ bỏ kế hoạch cải cách tư pháp của mình, còn Ủy ban châu Âu thì đe dọa sẽ tước quyền bầu cử của Ba Lan.

Chính phủ Ba Lan cũng đã tiếp tục khai thác gỗ ở Bialowieza Forest mặc dù Tòa án Tư pháp châu Âu ở Luxembourg hồi tuần trước đã ra phán quyết chặn việc chặt cây. Nếu Ba Lan tiếp tục chặt rừng, nước này có thể bị trừng phạt nặng vì hành động của mình.

Katarzyna Lubnauer, một nhà lập pháp đối lập, nói rằng vì người Ba Lan nhìn chung là "đam mê Euro" nên không ai trong đảng cầm quyền hoặc ngành tư pháp sẽ thừa nhận rằng rời khỏi EU là mục tiêu của họ.

"Nhưng khi chúng ta xem những điều đang xảy ra, chúng ta có một cảm giác sâu sắc rằng sự ra đi này đang diễn ra. Nhưng chắc rằng nó sẽ xảy ra theo từng giai đoạn", bà Lubnauer nói.

Ông Tusk hôm 3.8 dường như cũng đồng ý với nhận định này và cho rằng hành động phớt lờ lệnh của tòa án dừng chặt cây của Ba Lan là "kiêu ngạo" và như là "một cố gắng để đưa Ba Lan vào một cuộc xung đột với Liên minh châu Âu".

"Tôi thấy dường như đây là một bước khởi đầu cho một thông báo rằng Ba Lan không cần Liên minh châu Âu và rằng Ba Lan không cần thiết cho EU. Tôi nghĩ rằng một khoảnh khắc như vậy sẽ là một trong những điều nguy hiểm nhất trong lịch sử của chúng ta. Tôi e rằng chúng ta đang rất gần thời điểm đó", ông tusk nói.

Phát ngôn viên của chính phủ Ba Lan Rafal Bochenek ngay lập tức chỉ trích tuyên bố của ông Tusk là một trong những hành động "dối trá" của cựu Thủ tướng Ba Lan. Ông Bochenek cũng nhấn mạnh rằng các lãnh đạo Ba Lan muốn giữ Warsaw trong khối EU.

"Ba Lan là thành viên của EU và sẽ là đối tác hàng đầu của các quốc gia thành viên khác trong khối. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác châu Âu của chúng tôi", ông Bochenek nói với AP.

Dù vậy, chính quyền Ba Lan cũng chỉ trích các quyết định của EU nhắm vào họ là vi phạm quyền tự quyết của các quốc gia thành viên của khối.

Thiên Hà (theo Washington Post)
Bài liên quan
Reuters: Tòa án tối cao Mỹ đang nghiêng về ủng hộ lệnh cấm TikTok
Tòa án tối cao Mỹ đang xem xét vụ kiện liên quan đến việc cấm hoặc buộc TikTok bán lại quyền sở hữu tại Mỹ, với trọng tâm tranh luận đặt vào những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền tự do ngôn luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên tục xung đột, liệu Ba Lan có rời khỏi EU?