Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố đã không ngần ngại nhờ người thân gửi thực phẩm “cây nhà lá vườn” từ quê ra dùng. Thậm chí, nhiều người còn về tận quê để "săn lùng" thực phẩm sạch.

Lo ngại thực phẩm bẩn, rau thịt quê ‘hút’ khách thành phố

tuyetnhung | 02/05/2016, 05:27

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố đã không ngần ngại nhờ người thân gửi thực phẩm “cây nhà lá vườn” từ quê ra dùng. Thậm chí, nhiều người còn về tận quê để "săn lùng" thực phẩm sạch.

Thực phẩm bẩn hiện nay đang trở thành nỗi lo thường trực của nhiều người dân. Thông tin liên tiếp về thực phẩm bẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đã gây tâm lý hoang mang tới người tiêu dùng. Đặc biệt là những chất hóa học độc hại có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ tôm cá…đến rau củ quả đã gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe của con người. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của thực trạng này, nhiều gia đình đang có xu hướng tìm đến loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là từ những vùng quê.

Thực phẩm sạch thu hút đông đảo khách thành thị

Hiện nay, xu hướng gửi thực phẩm sạch từ quê ra thành phố đang rất phổ biến và “chuyên nghiệp”. Đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 dài ngày, nhiều gia đình ở thành phốcho biết đã đặt mua toàn bộ thực phẩm từ cá, thịt, tôm cho đến rau củ quả... ở quê để tổ chức ăn uống trong những ngày này.

Hoang mang vì vài lần luộc thịt và ninh xương mua ở chợ, đun sôi thấy nước sủi bọt màu trắng bẩn, lại có mùi nồng, rất hôi, chị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) đã quyết định từ bỏ mua thực phẩm ngoài chợ và nhờ bố mẹ gửi thực phẩm từ quê mình - Hưng Yên ra.
“Xem trên báo đài thấy nhiều vụ mắc bệnh vì ăn phải thực phẩm ôi thiu, mình lo lắm, đặc biệt nhà mình lại có con nhỏ, nên việc đảm bảo thực phẩm được an toàn là điều vô cùng quan trọng. Hơn1 năm nay, nhà mình chỉ ăm đồ ăn từ quê gửi ra”, chị Yến cho biết.

Chị Yến cũng chia sẻ thêm, ở quê, bố mẹ chị trồng được nhiều loại rau như: rau muống, rau đay, rau cải, rau rền…nên ông bà thường gửi ra cho, còn các loại thực phẩm thịt, cá…ông bà thường ra chợ mua giúp.

“Dịp 30.4 – 1.5 năm nay, gia đình mình không đi du lịch mà sẽ tổ chức ăn uổng tại nhà cùng bạn bè nên mình đã nhờ ông bà gửi thức ăn ra từ 1 ngày trước đó. Mình rất yên tâm về khu chợ ở làng mình. Ở đây, các cô, các bác đều tự nuôi trồng mọi thứ và đem ra chợ bán. Thực phẩm ở quê vừa ngon vừa rẻ, đặc biệt là an toàn dù quá trình vận chuyển hơi mất công chút”, chị Yến nói.

Rau, trứng gà quê được người dân hà thành đặt mua

Cùng nỗi lo với chị Yến, bác Hải Bình (đường Láng, Hà Nội), thẳng thắn tuyên bố gia đình bác đã nói “không” với các loại rau củ quả mua ngoài chợ từ 3 năm trước, còn các loại thực phẩm như: thịt, cá thì gia đình bác không ăn vì từ 5 năm trở lại đây, gia đình bác đã ăn chay nên các loại rau củ quả, đậu phộng sẽ là những thực phẩm được chú trọng nhiều nhất.

“Thịt lợn bơm hóa chất tăng trọng, siêu nạc, rau củ quả bơm thuốc hôm nay để ngày mai mang đi bán, cá nhiễm độc…tất cả đều vô cùng đáng sợ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, dù quê ở tận Cao Bằng, nhưng tôi vẫn nhờ em gái ở quê chuyển các loại rau củ quả ra hàng tháng 2-3 lần”, cô Hải Bình nói.

Cô Bình cũng chia sẻ thêm, do cả gia đình ăn chay, nên lượng tiêu thụ rau hàng ngày là rất lớn, thậm chí, số lượng rau củ quả hàng tháng từ quê chuyển ra cũng không đủ… nên để được ăn nhiều rau sạch hơn, cô có tự tay trồng thêm rau trên sân thượng. Còn đậu phộng, cô thường đến mua nhà một người em làm đậu ở Nghĩa Tân.

“Trong trường hợp rau quả từ quê chưa kịp chuyển ra mà rau ở nhà cũng chưa ăn được thì tôi sẽ vào siêu thị mua, chứ không bao giờ ra ngoài chợ”, cô Bình khẳng định.

…tiện thể kinh doanh luôn!

Nắm bắt được tâm lý người dân thành thị muốn dùng thực phẩm sạch nên nhiều người có thực phẩm từ quê mang ra ăn cũng nhân tiện đem bán luôn.

Thịt lợn mán từ Cao Bằng được đem bán

Vào sáng thứ 2 hàng tuần, chị Thu Trang đều xách các túi thịt lợn mán, thịt gà rừng lên cơ quan để bán, tất cả đều là thực phẩm sạch, được gửi từ Hòa Bình. Giá lợn mán khoảng 120.000-150.000 đồng/kg, tùy loại, cao hơn giá thịt lợn ngoài chợ vài giá nhưng lại được mọi người ủng hộ vàyên tâm dùng.

Chị Trang cho biết, số tiền chị kiếm được từ buôn bán thực phẩm sạch còn cao gấp đôi số tiền lương hiện giờ mà chị nhận được từ công ty.

Trong khi đó, chị Minh Hiền, chủ một cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch online, cũng bày tỏ: xuất phát từ nhu cầu của bản thân cũng như thực trạng đáng lo ngại về thực phẩm hiện nay, chị đã quyết định kinh doanh thực phẩm sạch từ quê – Hòa Bình, gồm: thịt lợn , bò, gà ,vịt, trứng gà, mật ong rừng, rau sắng chùa Hương, rau dớn…

Chị cho biết, nhờ vào chất lượng thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, nguồn cung đều đặn, giá cả hợp lý nên số lượng khách hàng đặt mua tại cửa hàng ngày một đông.

Theo lời chị Hiền, kiếm tiền từ việc buôn bán thực phẩm sạch là tương đối có lãi. Mỗi tuần chị bán được khoảng 4-5 triệu và theo đó, mỗi tháng chị bán được khoảng từ 15-20 triệu/tháng. Có tháng cao điểm thì chị bán được 8 triệu đồng/ngày.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
43 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo ngại thực phẩm bẩn, rau thịt quê ‘hút’ khách thành phố