Trong vụ án này, có 17 cán bộ ngân hàng, bị đưa ra xét xử.

Loạt cán bộ ngân hàng tiếp tay cho ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành

Nhã Thanh | 11/03/2023, 09:30

Trong vụ án này, có 17 cán bộ ngân hàng, bị đưa ra xét xử.

HĐXX TAND TP.Hà Nội hiện đang xét xử sơ thẩm vụ vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 430 tỉ đồng từ ba ngân hàng. Trong vụ án này, “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành (trú tại Hà Nội) và 25 đồng phạm, trong đó có 17 cán bộ ngân hàng, bị đưa ra xét xử.

Những người này bị đưa ra xét xử với ba nhóm tội danh, gồm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng” và “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”.

Ba nhà băng bị lừa tiền trong vụ án này, gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VAB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank).

ha-thanh.jpg
Vụ án đang được xét xử tại trụ sở TAND TP.Hà Nội - Ảnh: H.N

Thủ đoạn 'vay người sau trả người trước'

Theo cáo trạng, khoảng năm 2016 - 2018, Nguyễn Thị Hà Thành kinh doanh tự do nhưng thua lỗ nên nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân theo cách “vay người sau trả cho người trước”.

Thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Qua các quan hệ xã hội, Thành còn tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm số tiền lớn, sau đó lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các “Hợp đồng tín dụng”, vay các ngân hàng.

Cáo trạng cho rằng các ngân hàng đều coi Thành là khách hàng “VIP” nhưng thực tế người này không hoạt động kinh doanh, “chỉ vay tiền người sau trả người trước”. Từ ngày 5.6.2018 – 26.11.2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Từ đó, bị cáo nhiều lần gian dối, chiếm đoạt 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng và các cá nhân.

Tại phiên tòa, Nguyễn Thị Hà Thành chỉ nói rằng bản thân gây án một mình, không bàn bạc với ai, hưởng lợi một mình.

Đối với các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng NCB, họ đều có chung quan điểm là bị truy tố quá nặng, trong khi bản thân không hưởng lợi bất hợp pháp.

Cụ thể, cáo trạng xác định tại ngân hàng NCB, nhờ có sự “giúp sức” của Nguyễn Hồng Trung (chuyên viên cao cấp Trung tâm giao dịch Vạn Xuân, ngân hàng NCB) và các nhân viên khác, Thành đã thực hiện 4 phi vụ lừa đảo, chiếm đoạt được 47,5 tỉ đồng.

Lời khai của bị cáo Trung tại tòa cho thấy hình thức vay của Thành là thế chấp nên chỉ cần thẩm định tài sản thế chấp một lần. Những lần sau, Trung chỉ việc “ký”.

ha-thanh-2-.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: H.N

Hàng loạt phi vụ lừa đảo

Theo cáo trạng, tại VAB, từ tháng 6.2018 - 11.2018, Thành vay tiền của một số cá nhân và đã câu kết với Quản Trọng Đức - Giám đốc Chi nhánh VAB, Nguyễn Mai Phương..., lợi dụng sự vi phạm về hoạt động ngân hàng của họ để yêu cầu VAB phát hành thêm các Hợp đồng tiền gửi trái quy định của ngân hàng này.

Ngoài ra, Thành còn đề nghị đại diện VAB ký Giấy uỷ quyền, Giấy đề nghị kiêm xác nhận tạm khoá tài khoản... Sau đó, bị cáo giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu trên các Đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng và Hợp đồng cầm cố số dư tiền gửi, hoặc lấy danh nghĩa của họ để vay tiền tại VAB.

Thành đã thoả thuận vay tiền của các cá nhân sau đó cùng gửi tiết kiệm đồng sở hữu tại ngân hàng VAB. Thành dùng thủ đoạn gian dối (với sự giúp đỡ của các nhân viên ngân hàng) vay, chiếm đoạt của VAB gần 274 tỉ đồng; cùng 63 tỉ của 4 cá nhân.

Trong vụ lừa đảo tại NCB, cáo trạng xác định, Nguyễn Thị Hà Thành vay của ông Đặng Nghĩa T. 50 tỉ đồng bằng hình thức yêu cầu ông này gửi tiền tiết kiệm (5 sổ tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng ông T.) vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho mình giữ.

Sau đó, Thành đã cùng Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với các công ty khác.

Lợi dụng sơ hở trong quá trình thẩm định ký hồ sơ cho vay của nhân viên Ngân hàng NCB trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân, cả hai giả chữ ký của vợ chồng ông T. trên các chứng từ, chiếm đoạt của NCB 47,5 tỉ đồng.

Với thủ đoạn tương tự, lợi dụng sơ hở trong quá trình thẩm định, ký hồ sơ cho vay của nhân viên ngân hàng trong hoạt động thu thập hồ sơ thẩm định cấp tín dụng và giải ngân, bà Thành cùng Tùng giả chữ ký, lăn giả dấu vân tay của vợ chồng ông T. trên chứng từ hợp đồng cầm cố tiền gửi trong hồ sơ cấp tín dụng để được giải ngân, chiếm đoạt của PVcomBank 49,4 tỉ đồng.

Bài liên quan
An Giang: Bắt 'siêu lừa đảo' trốn lệnh truy nã 14 năm vẫn lừa bạc tỉ
Tối 7.12, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên cho biết vừa phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh An Giang) bắt giữ Trần Quốc Công (SN 1969, ngụ tại xã Cư Pông, H.Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk) sau 14 năm lẩn trốn lệnh truy nã. Công cũng là người bị tố giác về hành vi lừa đảo hàng tỉ đồng trên địa bàn TP.Long Xuyên.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương tại Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loạt cán bộ ngân hàng tiếp tay cho ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành