Kể từ khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, thật khó để có thể khắc hoạ về một cuộc sống đầy khó khăn của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Lời kêu cứu vô vọng của những phụ nữ có học thức mắc kẹt tại Afghanistan

Đan Thuỳ | 20/08/2021, 16:55

Kể từ khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, thật khó để có thể khắc hoạ về một cuộc sống đầy khó khăn của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Hôm 19.8, CNN đã tiếp cận 3 người phụ nữ Afghanistan, tất cả đều ở độ tuổi ngoài 20 và có học thức. Những gì họ chia sẻ nói về cuộc sống đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự thay đổi chế độ nhanh chóng và họ cảm thấy thế nào về tương lai của mình dưới sự cai trị của Taliban.

Cả 3 đều là những cô gái trẻ khi Taliban còn nắm quyền kiểm soát, trước khi bị tước bỏ quyền lực vào năm 2001. CNN không sử dụng tên thật của họ vì lý do an toàn cho những người này.

Cuộc chạy trốn tới Kabul 

Một phụ nữ đã đến trú ẩn tại thành phố Kabul cùng gia đình kể từ khi một tên lửa bắn trúng nhà của họ tại thành phố Kunduz, miền bắc Afghanistan.

“Kunduz không phải là nơi để đến vào lúc này. Không nên ở đó. Tôi đã kết nối với nhiều đồng nghiệp cũ của mình hiện vẫn còn mắc kẹt tại Kunduz. Tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ không được ra khỏi nhà”, người phụ nữ này nói.

anh-chup-man-hinh-2021-08-20-luc-16.30.23.png
Các gia đình Afghanistan phải  chạy trốn khỏi Kunduz, Takkar và  tỉnh Baghlan do sự  giao  tranh khốc liệt  giữa lực lượng Afghanistan và Taliban - Ảnh: CNN  

Đồng thời cô ấy còn chỉ ra sự khác biệt giữa những thường và những người có mối liên hệ với chính phủ trước đây. “Những người bình  thường vẫn đang tiếp tục công việc ở nhà, tự kinh doanh. Nhưng các nhân viên chính phủ đều ở nhà và không thể quay lại làm việc bất chấp Taliban thông báo rằng họ được tự do quay đi  làm trở lại. Vấn đề là không ai tin tưởng bất cứ thứ gì phát ra từ miệng của Taliban. Tôi nghi ngờ việc Taliban đã thay đổi. Họ không có những giá trị giống như người dân Afghanistan. Dân chủ không phải là thứ họ quan tâm. Chúng tôi tin rằng Taliban đang đưa ra những lời hứa suông vì cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc đang theo dõi họ chặt chẽ. Tôi đang cố gắng tìm cách rời khỏi đất nước này thông qua các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhân đạo. Thật không may, không ai có thể giúp đỡ tôi”, cô nói trong một đoạn ghi âm gửi CNN.

Phụ nữ bị bỏ rơi

Ở hầu hết các tỉnh ngoài thủ đô Kabul, cuộc sống của người dân đã gặp đủ khó khăn. Phụ nữ bị bỏ rơi và không được quan tâm và áp lực từ Taliban chỉ làm tăng thêm những thách thức vốn đã ngày càng đè nặng lên họ.

Ở Kunduz, một thành phố có khoảng 350.000 người dân, một phụ nữ đã trả lời phỏng vấn của CNN rằng cô ấy đang vô cùng cảm thấy  lo lắng về sự thiếu thốn lương thực. Cha cô từng làm việc cho Liên Hợp Quốc và bây giờ ông ấy đã mất việc làm.

“Chúng tôi chủ yếu lo lắng về nguồn thực phẩm, nước uống và cách tiếp cận với nhu cầu thiết yếu đó ở đâu. Hiện tại nơi đây rất yên tĩnh nhưng mọi người đều rất lo lắng. Taliban nói rằng các cô gái có thể đi học trở lại nhưng nếu muốn đi thì họ phải được hộ tống bởi một người đàn ông trong gia đình. Các cô gái không thể đi chơi một mình và phải có một người đàn ông đi kèm”, người phụ nữ chia sẻ.

anh-chup-man-hinh-2021-08-20-luc-16.30.30.png
Một cửa hàng bị hư hại sau một cuộc giao tranh tại Kunduz  - Ảnh: CNN

Thậm chí cô còn kể lại một câu chuyện đau lòng về một nữ giáo viên muốn trở lại trường học nên đã nhảy lên một chiếc xe kéo. Nhưng Taliban đã ngăn lại và đánh người lái xe chỉ vì chở nữ giáo viên khi cô này không có người đàn ông hộ tống.

“Tôi muốn rời khỏi đất nước này. Tôi là một nhà báo địa phương và hy vọng duy nhất của tôi là các tổ chức sẵn sàng giúp đỡ các nhà báo bỏ trốn. Tôi đã gửi email cho họ nhưng không có hồi âm”, cô chia sẻ.

Nỗi hoang mang, lo sợ  tại Herat

Thành phố Herat là thành phố lớn thứ ba của Afghanistan với dân số hơn 500.000 người. Nằm trên đường đến Iran, nơi đây là một trung tâm lịch sử và văn hóa.

Người phụ nữ thứ ba được CNN phỏng vấn nói: “Mọi người đều bị sốc. Sự sụp đổ của chính phủ Ghani và sự hình thành của một chế độ mới dưới sự cai trị của Taliban đã dẫn đến nhiều câu hỏi trong tâm trí người dân”.

Người phụ nữ này có cái nhìn rất khác so với mọi người: “Taliban đang mang lại hy vọng cho tất cả người dân của chúng tôi rằng họ có thể lãnh đạo trong hòa bình và ổn định. Sự hiện diện của Taliban ở các thành phố như Herat và Mazar-i-Sharif là mạnh mẽ hơn so với Kabul. Người dân đang chờ xem Taliban đang hoạch định những luật lệ và quy tắc nào cho người dân. Đối với nam giới thì chủ đề này không được quan tâm nhiều nhưng với phụ nữ thì họ vô cùng hoang mang. Liệu chúng tôi có thực sự phải quay trở lại những năm 90 hay không sau 20 năm làm việc chăm?. Hay lần này tình hình sẽ tốt hơn”.

anh-chup-man-hinh-2021-08-20-luc-16.30.37.png
Các chiến binh Taliban đang đi tuần trên đường phố tại Herat ngày 14.8 - Ảnh: CNN

Cô cũng nhấn mạnh rằng những người đàn ông cũng cảm thấy vô cùng lo lắng cho tương lai của vợ con họ đặc biệt là những bé gái.

Song người phụ nữ này cho rằng người dân đang không nhận thức được tương lai của bản thân mình và đất nước sẽ đi về đâu. Họ cho rằng một tương lai bất định bên ngoài đất nước còn tốt hơn nhiều so với ở trong nước. Đó là lý do tại sao người dân đều tìm kiếm mọi cách để bỏ trốn. Họ đang vô cùng hoang mang và tuyệt vọng. Và tất cả những người có mối liên hệ với chính phủ trước đây đều cảm thấy sợ hãi nhất ngay cả khi Taliban đã hứa về một lệnh ân xá.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lời kêu cứu vô vọng của những phụ nữ có học thức mắc kẹt tại Afghanistan