Trên khắp Myanmar, cuộc chiến giữa quân đội và lực lượng đối lập vẫn tiếp diễn. Nó cũng diễn ra ngay trên diễn đàn LHQ.

Tình hình Myanmar: Cuộc chiến tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Cẩm Bình | 18/08/2021, 11:04

Trên khắp Myanmar, cuộc chiến giữa quân đội và lực lượng đối lập vẫn tiếp diễn. Nó cũng diễn ra ngay trên diễn đàn LHQ.

Nỗ lực chống đối bắt đầu bằng phong trào bất tuân dân sự phi bạo lực. Nhưng với mục tiêu hiện tại là tiến hành cách mạng và chấm dứt thế kiểm soát nhiều thập niên của quân đội trong đời sống chính trị, lực lượng đối lập thu nạp cả một số nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang chiến đấu chống quân đội bấy lâu nay. Nguy cơ nội chiến đang rình rập.

Một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra ở Liên Hợp Quốc (LHQ). Đại hội đồng LHQ (UNGA) chuẩn bị nhóm họp tại New York vào ngày 14.9 tới, nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện của họ sẽ tham gia để thảo luận, tranh luận rồi đưa ra khuyến nghị về những vấn đề toàn cầu.

Vậy ai đại diện cho Myanmar dự họp? Người của phía quân đội Myanmar hay của chính phủ dân cử bị lật đổ? Ủy ban Chứng nhận (Credentials Committee) sẽ phải tham mưu cho UNGA.

Ủy ban Chứng nhận gồm 9 thành viên được bổ nhiệm vào thời điểm khởi đầu mỗi phiên họp UNGA thường kỳ, chịu trách chịu trách nhiệm kiểm tra tư cách nhân vật đại diện cho từng quốc gia. Tình huống đơn vị này chấp nhận đại diện của một chính phủ bị lật đổ không nắm quyền, không kiểm soát lãnh thổ là rất hiếm, nhưng không phải chưa từng xảy ra (chẳng hạn Haiti năm 1992, Sierra Leone năm 1997). Trong vài trường hợp khác thì họ lại không quyết định (Afghanistan năm 1996 và Campuchia năm 1997).

Thông thường thì UNGA đồng ý lời khuyến nghị từ Ủy ban Chứng nhận mà không cần bỏ phiếu. Tuy nhiên lại không có quy định cụ thể, năm 1973 UNGA từng tổ chức bỏ phiếu từ chối tư cách của đại diện Nam Phi bởi lý do chế độ diệt chủng ở quốc gia này.

tmyanmar.jpg
Sự công nhận từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có ý nghĩa biểu tượng quan trọng - Ảnh: AP

Với trường hợp Myanmar hiện tại, UNGA đứng về phía chính phủ dân cử bị lật đổ. Tháng 6 vừa qua Đại hội đồng thông qua một nghị quyết kêu gọi các nước ngừng bán vũ khí cho Myanmar, yêu cầu quân đội Myanmar tôn trọng ý chí của người dân.

Nghị quyết không mang tính ràng buộc nhưng có ý nghĩa quan trọng (lưu ý rằng UNGA hiếm khi lên án đảo chính). Văn kiện được thông qua với chỉ 1 phiếu chống từ Belarus, hơn một nửa thành viên ASEAN ủng hộ.

Như vậy, một cuộc bỏ phiếu về tư cách đại diện Myanmar có khả năng đi theo hướng ủng hộ chính phủ dân cử bị lật đổ.

Các quốc gia công nhận một chính phủ nào đó là hành động chính trị đơn phương, là quyền của mỗi quốc gia. Theo thông lệ chung thì các quốc gia công nhận chính phủ nước nào đó nắm quyền kiểm soát về quân sự với lãnh thổ nước ấy, cũng như kiểm soát thủ đô.

Như vậy nếu dựa trên thông lệ chung, quân đội Myanmar chiếm ưu thế trong cuộc chiến giành ghế đại diện tại UNGA.

Hiện tại quân đội kiểm soát không phận Myanmar nên lực lượng đối lập không thể thắng cuộc chiến giành lãnh thổ. Trung Quốc, Nga cùng một số nước láng giềng của Myanmar đều công nhận chính phủ do quân đội lập nên, trong khi chính phủ do lực lượng đối lập thành lập chưa được nước nào công nhận.

Sẽ là chiến thắng về tinh thần mang tính lịch sử nếu UNGA chọn người của lực lượng đối lập đại diện Myanmar, nhưng làm vậy có nguy cơ hủy hoại triển vọng chấm dứt khủng hoảng ở Myanmar.

Lực lượng đối lập với sự ủng hộ mang tính biểu tượng mà UNGA dành cho có thể sẽ chiến đấu mạnh mẽ hơn. Phía quân đội lúc đó chẳng có lý do gì để nhượng bộ cả.

Bỏ trống chiếc ghế đại diện Myanmar cũng là phương án được tính đến dựa trên tình hình thực địa, để tránh cho Myanmar rơi vào cảnh nội chiến.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình hình Myanmar: Cuộc chiến tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc