Các hãng xe hàng đầu thế giới đang tăng tốc phát triển các loại lốp xe làm bằng các loại thực vật như mía đường, cà chua, nhằm tăng khả năng bảo vệ môi trường.

Lốp xe làm từ cà chua và mía đường giúp bảo vệ môi trường

Bảo Vĩnh | 04/11/2022, 11:10

Các hãng xe hàng đầu thế giới đang tăng tốc phát triển các loại lốp xe làm bằng các loại thực vật như mía đường, cà chua, nhằm tăng khả năng bảo vệ môi trường.

tire.jpg

Việc sản xuất các loại lốp xe thân thiện môi trường có thể giúp các hãng xe chiếm ưu thế trên thị trường. Chẳng hạn hãng Sumitomo Rubber Industries, nơi bán loại vỏ xe Dunlop, đang nghiên cứu để có thể sản xuất một loại cao su tổng hợp mới bằng cách lai tạo cây cao su có chứa các enzyme chiết xuất từ cà chua. Vì các enzyme cà chua có tác dụng tăng cường sức bền, loại cao su mới này được kỳ vọng sẽ làm giảm độ mòn của lốp xe.

Một quan chức Sumitomo Rubber nói rằng người tiêu dùng muốn tham gia vào hoạt động kéo giảm phát thải khí carbon, nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm thân thiện môi trường sẽ tăng đáng kể. Ông còn cho biết hãng đặt mục tiêu tung ra loại lốp xe mới từ những năm 2040.

Lốp xe thường được sản xuất bằng các hợp chất, trong đó một số loại cao su được trộn với các chất phụ gia như chất gia cố và chất kết nối. Hợp chất hữu cơ butadien, một trong những nguyên liệu chính, thường được sản xuất từ băng phiến, có liên quan đến xăng.

Hãng Yokohama đã phát triển một công nghệ sản xuất butadien từ thực vật như mía đường và sử dụng nó để sản xuất lốp xe nguyên mẫu. Tháng 6 vừa qua, đội xe đua của hãng đã lái một chiếc xe được trang bị những chiếc lốp này trong một giải đua xe leo đồi ở Mỹ. Hãng đã đặt mục tiêu sản xuất sản phẩm mới trên cơ sở thương mại từ năm 2034.

Nguồn cung ổn định là một thách thức

Hiện tại, doanh số bán xe mới trên toàn cầu khá nhanh với nhu cầu mua lốp xe mới cũng cao. Theo công ty nghiên cứu thị trường Report Ocean (Mỹ), thị trường lốp xe đạt 144,7 tỉ USD trong năm 2021 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trung bình mỗi năm 4% kể từ năm 2022 đến năm 2030.

Đối với các hãng xe toàn cầu, tác động môi trường của quá trình sản xuất khiến họ phải tìm kiếm các bộ phận và linh kiện thân thiện với môi trường hơn.

Cao su thiên nhiên được sử dụng làm nguyên liệu cho lốp xe. Nhưng ở Đông Nam Á, nơi hơn 90% nguyên liệu chính được trồng, người ta lo ngại nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt do khai thác gỗ. Trước tình hình đó, đang có những động thái nhằm tìm ra những loại cây mới có thể thay thế những cây cao su hiện có.

Hãng Bridgestone đang nghiên cứu một loại cây có tên là guayule (cúc cao su), một loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc và Trung Mỹ. Với mục tiêu đưa vào sử dụng thương mại vào năm 2026, hãng sản xuất lốp xe này đã cung cấp cho các đội đua những chiếc lốp bằng cúc cao su được sản xuất trên cơ sở thử nghiệm.

Một quan chức Bridgestone cho biết: “Chúng tôi muốn hoạt động kinh doanh của hãng bền vững bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng”.

Thách thức nằm ở chỗ làm thế nào để mua được cúc cao su ổn định và với số lượng lớn. Bridgestone đã phối hợp với Kirin Holdings Co., công ty đang nghiên cứu về hoa bia, bắt đầu nghiên cứu về cách trồng cúc cao su một cách hiệu quả. Vì sẽ mất nhiều thời gian để cải thiện giống và trồng trọt, họ cũng đang gấp rút tạo ra một hệ thống để phát triển đất canh tác.

Phát triển công nghệ sơn lớp phủ dạng tấm

Trong khi đó, nhằm nỗ lực giảm thải khí carbon dioxide từ sơn và làm khô thân xe mới, các hãng xe Nhật Bản đang phát triển công nghệ sơn lớp phủ dạng tấm cho các loại xe 4 bánh và 2 bánh của họ.

Hãng Mazda Motor đã và đang phát triển một công nghệ ứng dụng sơn lớp phủ dạng tấm mới. Hãng ước tính việc áp dụng công nghệ mới sẽ giúp giảm hơn 50% lượng khí thải CO2 so với mức hiện tại. Mazda đã đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 từ các nhà máy về 0 vào năm 2035 và coi công nghệ mới là chìa khóa để đạt được mục tiêu đó.

Hãng Honda Motor có kế hoạch vào năm 2050 sẽ ngừng hoạt động sơn xe máy cỡ lớn tại nhà máy ở Kumamoto và chuyển sang sơn lớp phủ dạng tấm. Trong khi xe sản xuất tại nhà máy chiếm gần 1% sản lượng toàn cầu của hãng, Honda có kế hoạch lập công nghệ này tại nhà máy và các nhà máy ở các quốc gia khác.

Hãng Toyota Motor đã phát triển một công nghệ cho phép sơn phun ra cứng lại như tấm, có thể dễ dàng loại bỏ bằng một công cụ đặc biệt. Công nghệ này giúp người dùng có thể thay đổi thiết kế và ngoại hình của xe theo ý thích, chẳng hạn như thay đổi màu thân xe hoặc sử dụng các màu khác nhau cho cửa hoặc mui xe. Toyota có kế hoạch cung cấp hơn 100 màu sắc để người mua lựa chọn. Để bắt đầu, hãng có kế hoạch giới thiệu công nghệ sơn phủ dạng tấm cho xe ô tô của dịch vụ đăng ký Kinto vào cuối năm nay.

Để sử dụng công nghệ sơn lớp phủ dạng tấm cho nhiều loại xe hơn thì vẫn có một số thách thức. Nếu các tấm phủ không được phun đúng cách, chúng có thể tách ra khỏi thân xe trong quá trình lái xe hoặc gây ăn mòn. Các hãng xe Nhật hiện đang tăng nỗ lực đào tạo các kỹ sư tại nhà máy của họ và phát triển các máy sơn lớp phủ dạng tấm.

Bài liên quan
Cần Thơ làm gì để cân đối giữa đô thị hóa - bảo vệ môi trường?
Cần Thơ từ lâu là TP trung tâm của ĐBSCL. Trong tương lai, TP sẽ vươn tầm cả nước và vùng Đông Nam Á. Vì vậy, làm thế nào để vừa phát triển thị vừa bảo vệ môi trường đó là một vấn đề lớn của đô thị này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lốp xe làm từ cà chua và mía đường giúp bảo vệ môi trường