Các nhà khoa học đã phát hiện ra một tiểu hành tinh khổng lồ thỉnh thoảng bay cắt qua quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời, khả năng một ngày nào đó nó sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tiểu hành tinh ‘sát thủ’ đâm vào Trái đất?

Long Hải | 03/11/2022, 19:05

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một tiểu hành tinh khổng lồ thỉnh thoảng bay cắt qua quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời, khả năng một ngày nào đó nó sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta.

sat-thu.jpg
Hình ảnh minh họa một tiểu hành tinh lớn bốc cháy trong khí quyển Trái đất ngay trước khi đâm xuống - Ảnh: Romolotavani/Getty

Tiểu hành tinh có tên 2022 AP7, là một trong ba tiểu hành tinh bị ánh sáng Mặt trời che giấu và mới được phát hiện nhờ Máy ảnh Năng lượng tối của Kính viễn vọng Víctor M. Blanco 4 m tại Chile. Hai cái còn lại, 2021 LJ4 và 2021 PH27, được tìm thấy bên trong quỹ đạo của Trái đất gần Mặt trời hơn, vì vậy không gây rủi ro cho hành tinh của chúng ta.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí The Astronomical Journal vào ngày 29.9, 2022 AP7 rất lớn với đường kính ước tính từ 1 - 2,3 km. Scott Sheppard, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Trái đất và Hành tinh thuộc Viện Khoa học Carnegie, tác giả chính của nghiên cứu phác thảo việc phát hiện ra tiểu hành tinh, nói: “Bất kỳ tiểu hành tinh nào có kích thước trên 1 km đều được coi là hành tinh sát thủ”.

Hiện tại, vị trí của tiểu hành tinh AP7 2022 không có gì đáng lo ngại. Nó chỉ đi qua quỹ đạo của Trái đất khi ở phía bên kia của Mặt trời và mất khoảng 5 năm để thực hiện một quỹ đạo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có khả năng tiểu hành tinh này trở nên nguy hiểm hơn trong nhiều thế kỷ nữa khi thời điểm nó băng qua quỹ đạo Trái đất gần hơn với hành tinh của chúng ta.

Trong trường hợp có va chạm, tiểu hành tinh AP7 2022 sẽ có tác động tàn phá đối với sự sống trên Trái đất, có khả năng gây ra một sự kiện tuyệt chủng ở cấp độ mà chúng ta chưa từng thấy trong hàng triệu năm với lượng bụi và chất ô nhiễm khổng lồ được thải vào khí quyển.

tieu-ht.jpg

Theo mô hình tác động của tiểu hành tinh thuộc Chương trình Tác động va chạm, một tiểu hành tinh có đường kính tương tự như AP7 2022, giả định tốc độ va chạm điển hình là 61.200 km/h, góc va chạm 45 độ và giả sử tiểu hành tinh này được tạo ra từ đá đặc, thì khi va chạm với Trái đất sẽ để lại hậu quả rất tàn khốc.

Theo đó, quần áo của bất cứ ai trong phạm vi 100 km xung quanh điểm va chạm đều sẽ bốc cháy, cây cối và các thảm thực vật gần đó cũng vậy. Khoảng 5 phút sau, luồng khí khổng lồ và mạnh mẽ ập đến, có khả năng phá hủy các tòa nhà nhiều tầng. Cách khoảng 1.000 km, các tác động sẽ ít nghiêm trọng hơn. Sóng xung kích có thể khiến các cửa sổ kính vỡ ra và các hiệu ứng địa chấn sẽ dễ nhận biết, nhưng sẽ không có hiệu ứng nhiệt.

Mô hình của Chương trình Tác động va chạm cũng cho thấy Trái đất nói chung không bị xáo trộn mạnh bởi va chạm và sẽ mất khối lượng không đáng kể. Ngoài ra, không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào đối với độ nghiêng hay quỹ đạo của Trái đất. Nói cách khác, một tác động như vậy sẽ có hại cho nền văn minh và nhiều dạng sống nhưng Trái đất sẽ không bị hủy diệt. Để điều đó xảy ra thì tiểu hành tinh va chạm với Trái đất phải có kích thước lớn hơn nhiều.

Brad Gibson, Giám đốc Trung tâm Vật lý Thiên văn EA Milne tại Đại học Hull ở Anh, nói: “2022 AP7 là một trong những thứ đáng sợ rộng trên 1 km, nhưng sẽ không hủy diệt hành tinh. Chúng ta có thể nhìn lại 65 triệu năm trước và tác động mà tiểu hành tinh hoặc sao chổi Chicxulub gây ra trên Trái đất. Thiên thể này rộng khoảng 16 km, xóa sổ khủng long và khoảng 80% loài vật trên Trái đất vào thời điểm đó. Sức tàn phá thực sự khủng khiếp nhưng cũng không đủ để hủy diệt Trái đất hay 100% sự sống”.

“Việc suy đoán xem thứ gì có khả năng xóa sổ hoàn toàn sự sống và khiến Trái đất trở nên khắc nghiệt trong hàng triệu năm rất thú vị. Với khối lượng riêng và vận tốc va chạm điển hình, dự đoán tốt nhất lúc này là một vật thể đường kính 80 - 160 km sẽ làm được điều đó”, Gibson bổ sung.

Mark Burchell, giáo sư khoa học vũ trụ tại Đại học Kent ở Anh, nói với Newsweek rằng có rất nhiều câu trả lời cho việc một tiểu hành tinh lớn như thế nào để phá hủy Trái đất. Mặt khác, có giả thuyết cho rằng hành tinh của chúng ta đã từng va chạm với một vật thể không gian có kích thước lớn đến mức các mảnh vụn phân tán tạo thành mặt trăng.

Giáo sư Burchell nói thêm: “Và sau đó là tác động tồi tệ đến mức nó giết chết tất cả sự sống, bao gồm cả vi khuẩn trong các tảng đá bên dưới bề mặt. Đây có thể là tác động của một tảng đá rộng 50 km va vào chúng ta tại tốc độ điển hình. Tiếp theo trong danh sách là tác động xóa sổ các dạng sống cao hơn, đó là khi chúng ta đang nói về thứ gì đó để lại một miệng núi lửa lớn. Tiểu hành tinh có thể gây ra tác động này, cũng giống như thiên thạch từng giết khủng long, có đường kính từ 10 - 15 km”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tiểu hành tinh ‘sát thủ’ đâm vào Trái đất?