Nhiều chị em đang cảm thấy rất khổ sở vì thân hình quá khổ của mình. Có thể nói rằng “họ hít thở không khí không mà cân nặng vẫn tăng đều đều”

Lý do khiến bạn dù chỉ 'hít thở không khí' vẫn tăng cân

Lệ Thu | 13/04/2017, 06:52

Nhiều chị em đang cảm thấy rất khổ sở vì thân hình quá khổ của mình. Có thể nói rằng “họ hít thở không khí không mà cân nặng vẫn tăng đều đều”

Nếu như bạn đang gặp phải trường hợp này thì rất có thể bạn đang mắc phải những sai lầm sau đây:

Không kiên trì luyện tập thể thao

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Alabama (Mỹ) nhận thấy rằng những người ngừng tập thể dục sau khi đãgiảm câncó sự trao đổi chất chậm lại, trong khi những người vẫn tiếp tục tập luyện khoảng 40 phút, 3 lần mỗi tuần sẽ tiếp tục đốt cháy mức calo tương tự.

Do đó, dù bạn đang trong quá trình giảm cân hay đã đạt được cân nặng và hình thể như mong muốn thì bạn cũng cần phải duy trì luyện tập bất kì một môn thể thao nào đó mà bạn yêu thích như chạy bộ, gym, yoga, zumba, bơi lội,… để tăng cường sức khỏe, đẹp da và duy trì vóc dáng của mình.

Uống nhiều rượu bia

Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân khiến cho cơ thể tăng cân chóng mặt do khi uống rượu cơ thể bạn có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường. Chưa kể rượu bia sẽ làm quá trình đốt cháy chất béo tự nhiên của cơ thể bị chậm lại. Khi uống rượu bia, cơ thể sẽ xử lý và tiêu hóa rượu bia trước và thức ăn sẽ chưa được tiêu hóa ngay. Điều này làm chậm quá trình đốt cháy calo và chất béo, khiến cơ thể tăng cân nhanh hơn.

Ăn sáng quá muộn

Việc ăn sáng quá muộn sẽlàm giờ giấc ăn uống trong các bữa ăn của bạn thay đổi. Cụ thể sẽ làm nguy cơ tăng cân nhanh do ăn tối quá trễ, vì vào bữa tối cơ thể ít hoạt động nên mọi năng lượng dung nạp vào sẽ chuyển sang trạng thái dự trữ, gây béo phì.

Không ăn đủ protein

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa sáng có nhiều protein sẽ có xu hướng lâu đói hơn và có cảm giác thèm ăn trong cả ngày sẽ giảm đi nhiều. Bởi protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp bạn giảm cân. Theo đó, khi nạp vào cơ thể lượng protein tương đương với 25-30% calo có thể tăng chuyển hóa lên 80-100 calo mỗi ngày và khiến bạn tự động ăn ít hơn.

Không thường xuyên theo dõi cân nặng

Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người thành công trong việc giảm cân và giữ được số cân nặng như mong muốn một phần là nhờ thường xuyên theo dõi cân nặng. Bước lên cân ít nhất 1,2 lần trong một tuần là cách giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả nhất, theo đó bạn sẽ kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể và có ý thức ăn ít hơn nếu cân nặng có xu hướng tăng.

Stress liên tục

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, căng thẳng làm tăng lượng cortisol (hormone căng thẳng), dẫn đến tăng cân và gây ra các chứng bệnh cho cơ thể như tim mạch, tiểu đường….Những người nàythường có xu hướng thèm ăn, ăn rất nhiều nhưnglại giảm quá trình trao đổi chất, dẫn tới tình trạng béo phì.

Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải tránh các thực phẩm chứa nhiều năng lượng, đồ ngọt, chất béo… Bên cạnh đó tạo cho mình mọi trường sốnglành mạnh, vui vẻ để giảm thiểu cácáp lực cuộc sống, tránh để bản thân rơi vào căng thẳng.

Thiếu ngủ

Thức khuya có thể sẽ giúp cơ thể bạn đốt cháy lượng calo nhiều hơn, nhưng đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy sự thay đổi của nội tiết tố và làm chúng ta đói và thèm ăn. Mà tất cả chúng ta đều biết rằng ăn khuya khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể không tiêu hóa kịp, dẫn đến chuyển hóa thành chất béo khiến bạn tăng cân chóng mặt.

Mộc Trà (TH)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do khiến bạn dù chỉ 'hít thở không khí' vẫn tăng cân