Chiều 12.4, Bộ GD-ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến dư luận.

Học ngoại ngữ từ lớp 3 và nhà trường quyết việc tốt nghiệp THPT

Hải Yến | 12/04/2017, 20:24

Chiều 12.4, Bộ GD-ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến dư luận.

Theo đó, hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Phẩm chất, năng lực học sinh sẽ được chú trọng ở mọicấp học

Chương trình GDPTtổng thể có điểm mới là phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (đặc biệt làở cấp THPT). Ngay từ lớp 10, học sinh sẽ được định hướng nghề nghiệp.

Đến lớp 11 và 12, học sinh sẽ tiếp cận nhiều hơn với thực tế nghề nghiệp trong tương lai nên ngoài một số môn bắt buộc, các em được chọn 5 môn phù hợp cho định hướng nghề nghiệp. Chương trình GDPTtổng thể đều được kế thừa chương trình hiện hành. Chương trình GDPTnhằm cụ thể hóa mục tiêu GDPT, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực, đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của các cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Chương trình giáo dục THCS giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.

Chương trình giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển nhữngphẩm chất, năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức về quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Chương trình GDPThình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu bao gồm: nhân ái, khoan dung; chuyên cần, tiết kiệm; trách nhiệm, kỷ luật; trung thực, dũng cảm. Đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi nhưnăng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.v.v..

Từ lớp 1 có thể dạy ngoại ngữ

Giới thiệu về hệ thống môn học, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPTtổng thể mới cho haychương trình mới chủ trương thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.

Hệ thống các môn học của chương trình GDPTmới được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Trong đó, môn học bắt buộc là môn học mà mọi học sinh đều phải học. Môn học bắt buộc có phân hóa là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (mô đun), trong đó một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh, một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Môn học tự chọn là môn học không bắt buộc, được học sinh tự nguyện lựa chọn, phù hợp với nguyện vọng, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn học tự chọn bắt buộc là môn học mà học sinh bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình GDPT.

Theo dự thảo chương trình GDPT, các môn học bắt buộc ở cấp tiểu học gồm: Tiếng Việt, Toán, tiếng Anh, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ và hướng nghiệp, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.

"Môn Ngoại ngữ 1 học sinh sẽ bắt đầu học từ năm lớp 3 nhưng địa phương nào có điều kiện, có thể dạy từ lớp 1 và không quá 70 tiết/năm để tránh quá tải cho học sinh" - GS Thuyết khẳng định.

Ông Thuyết cũng cho biết sắp tớinhững học sinh nào chỉ có nhu cầu tốt nghiệp THPT thì chỉ trải qua việc đánh giá định kỳ tại chính trường mình học. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng tốt nghiệp THPT vì việc phân luồng này đã được định hướng cho học sinh chọn nghề nghiệp từ cấp THCS.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học ngoại ngữ từ lớp 3 và nhà trường quyết việc tốt nghiệp THPT