Tạp chí Politico dẫn nguồn tin tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa đưa ra một lý do nữa để từ chối viện trợ tên lửa tầm xa cho Ukraine: Mỹ lo ngại nước này không có đủ để dùng khi cần.

Lý do Mỹ không viện trợ tên lửa tầm xa cho Ukraine

Cẩm Bình | 15/02/2023, 10:36

Tạp chí Politico dẫn nguồn tin tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa đưa ra một lý do nữa để từ chối viện trợ tên lửa tầm xa cho Ukraine: Mỹ lo ngại nước này không có đủ để dùng khi cần.

Trong cuộc họp gần đây tại Lầu Năm Góc, các quan chức Mỹ nói với đại diện phía Ukraine rằng họ không còn hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) nào dự phòng. Viện trợ ATACMS cho Ukraine làm giảm kho dự trữ và gây tổn hại đến năng lực sẵn sàng tác chiến trong tương lai của quân đội Mỹ.

Lo ngại trên cùng với nỗi lo Ukraine sử dụng ATACMS tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga có thể khiến leo thang chiến tranh là lý do khiến Mỹ không viện trợ.

Theo một quan chức Lầu Năm Góc: “Với mỗi gói viện trợ chúng tôi đều cân nhắc đến mức độ sẵn sàng và nguồn dự trữ của chính mình. Có nhiều cách khác để cung cấp cho Ukraine vũ khí họ cần”.

Laura Cooper - quan chức quốc phòng các vấn đề về Nga và Ukraine - trong một cuộc phỏng vấn gần đây cũng nhấn mạnh Mỹ trước khi quyết định viện trợ vũ khí gì đều phải xem xét kho dự trữ lẫn năng lực sản xuất.

ly000.jpg
ATACMS có thể mang đầu đạn 170kg tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km - Ảnh: The New York Times

ATACMS được phát triển vào những năm 1980 để tiêu diệt mục tiêu giá trị cao của Liên Xô nằm sâu sau chiến tuyến. Đây là tên lửa dẫn đường hiếm hoi trong thời kỳ Mỹ chủ yếu dựa vào vũ khí không dẫn đường tấn công mục tiêu trên mặt đất.

20 năm qua hãng vũ khí Lockheed Martin sản xuất khoảng 4.000 bộ ATACMS, một số được bán cho các đồng minh. Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh cùng cuộc chiến Iraq dùng khoảng 600 quả tên lửa loại này.

Hướng giải quyết

Nguồn tin cho biết một hướng giải quyết mà Ukraine đang cân nhắc là đề nghị Mỹ chấp thuận cho sử dụng nguồn tài chính từ Washington mua ATACMS của quốc gia khác. Hiện Hàn Quốc, Ba Lan, Romania, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Bahrain cũng sở hữu vũ khí này.

Nỗi lo ATACMS quá mang tính khiêu khích vẫn còn, tuy nhiên kinh nghiệm từ việc cung cấp hệ thống pháo HIMARS, hệ thống phòng thủ tên lửa, xe tăng cho thấy chính quyền Tổng thống Biden sẵn sàng đổi ý.

Ngày 14.2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley sang Brussels dự cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (50 quốc gia) bàn chuyện viện trợ. Kyiv đang lên kế hoạch tổ chức một đợt phản công mùa xuân.

Bài liên quan
Mỹ xem xét khả năng chia tách Google trong vụ kiện liên quan đến công cụ tìm kiếm
Trong hồ sơ tòa án hôm 8.10, Mỹ cho biết đang xem xét yêu cầu của một thẩm phán buộc Google phải bán bớt các bộ phận kinh doanh đã giúp gã khổng lồ công nghệ duy trì thế độc quyền bất hợp pháp ở lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN
2 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do Mỹ không viện trợ tên lửa tầm xa cho Ukraine